21/05/2008 04:07 GMT+7

Có nên ngoáy tai cho bé?

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG(BV Nhi Đồng 1,TP.HCM)
BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG(BV Nhi Đồng 1,TP.HCM)

TT - Phòng khám tai mũi họng nhi hầu như tuần nào cũng gặp trường hợp người thân ngoáy tai cho bé bằng que nhựa hai đầu có quấn sẵn bông gòn, rồi... thấy tai bé chảy máu. Người thân hoảng hốt, lo âu không biết con mình có bị thủng màng nhĩ không? Có điếc không?

0y3huwqg.jpgPhóng to

Ống tai của trẻ rất nhỏ, que bông sẽ đẩy ráy tai càng lúc vào sâu trong ống tai

TT - Phòng khám tai mũi họng nhi hầu như tuần nào cũng gặp trường hợp người thân ngoáy tai cho bé bằng que nhựa hai đầu có quấn sẵn bông gòn, rồi... thấy tai bé chảy máu. Người thân hoảng hốt, lo âu không biết con mình có bị thủng màng nhĩ không? Có điếc không?

Ráy tai được tiết ra bởi một tuyến đặc biệt nằm ở da của một phần ba ngoài ống tai. Ráy tai có nhiệm vụ giữ lại bụi bặm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để bảo vệ ống tai phía trong và màng nhĩ.

Theo thống kê, có khoảng 90% trẻ em không cần lấy ráy tai, vì ráy tai sẽ cùng với lớp biểu bì của da ống tai bị bong tróc ra dần dần, chuyển theo hướng từ trong ra ngoài cửa tai để đưa vi khuẩn, bụi bặm ra ngoài làm sạch ống tai.

10% còn lại trẻ có cơ địa tạo thành nút ráy tai chưa rõ nguyên nhân. Đó là ráy tai không được chuyển ra ngoài lâu ngày tạo thành một nút cứng lấp hết toàn bộ ống tai, gây ù tai hoặc nghe kém. Hoặc là sau khi gặp nước sẽ nở ra gây đau tai đột ngột, dữ dội, đặc biệt là sau khi đi tắm ở hồ bơi. Các trường hợp này cần khám bác sĩ tai mũi họng mỗi tháng một lần để được lấy ráy tai ra một cách an toàn.

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều que bông gòn đủ kích cỡ, nhìn có vẻ như an toàn tuyệt đối. Do vậy, quí phụ huynh hay sử dụng để làm vệ sinh tai cho trẻ, đặc biệt sau khi tắm.

Tuy nhiên, không nên ngoáy tai cho trẻ bằng que bông gòn vì ống tai của trẻ rất nhỏ, que bông sẽ đẩy ráy tai càng lúc vào sâu trong ống tai. Lâu ngày sẽ tạo thành nút ráy tai ở sâu bên trong rất khó lấy ra. Gặp khi trẻ không hợp tác giãy giụa sẽ rất dễ bị chấn thương ống tai ngoài do da ống tai của trẻ rất mỏng, và nguy hiểm hơn đôi khi có thể làm thủng màng nhĩ.

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG(BV Nhi Đồng 1,TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên