18/11/2004 09:00 GMT+7

Khổ vì bỗng nhiên bị kê biên nhà

Bài, ảnh: CHI MAI
Bài, ảnh: CHI MAI

TT - Từ hơn mấy tháng nay bà Phạm Thị Hoài, chủ sở hữu căn nhà số 47 Hoàng Bật Đạt, quận Tân Bình, vô cùng bức xúc vì căn nhà của bà bỗng nhiên bị tòa kê biên.

DplSVUNN.jpgPhóng to
Căn nhà 47 Hoàng Bật Đạt của bà Phạm Thị Hoài hiện bỏ trống vì không được cấp phép xây dựng, sửa chữa
TT - Từ hơn mấy tháng nay bà Phạm Thị Hoài, chủ sở hữu căn nhà số 47 Hoàng Bật Đạt, quận Tân Bình, vô cùng bức xúc vì căn nhà của bà bỗng nhiên bị tòa kê biên.

Bà Hoài đã đến Tòa án nhân dân quận Tân Bình để hỏi thì được cho biết tòa đang thụ lý giải quyết vụ kiện “hủy hợp đồng mua bán nhà đất” giữa ông Vũ Văn Thiết và người chủ cũ của căn nhà mà bà Hoài mua là ông Phạm Xuân Tùng.

Quyết định kê biên căn nhà của tòa án là thực hiện theo yêu cầu của ông Thiết. Điều đáng nói là bà Hoài đã hoàn thành giấy tờ sở hữu căn nhà trước khi tòa án ra quyết định kê biên căn nhà của ông Tùng. Khi bà Hoài yêu cầu tòa án quận Tân Bình giải tỏa quyết định kê biên căn nhà thì tòa án lại trả lời rằng vụ việc tòa đã không còn thụ lý mà chuyển cho TAND TP.HCM để xử phúc thẩm. Bà Hoài đành gửi khiếu nại lên TAND TP.HCM nhưng cũng không được trả lời.

Chúng tôi cũng đã trao đổi với một số luật sư xung quanh quyết định kê biên tài sản của tòa án đối với căn nhà của bà Hoài.

* Luật sư Lê Đình Phạt (Đoàn luật sư TP.HCM): “Có một thực tế hiện nay là khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tòa thường buộc đương sự cam đoan chịu trách nhiệm về đề nghị của mình, nếu gây thiệt hại cho người khác thì người yêu cầu kê biên tài sản phải chịu trách nhiệm. Căn cứ trên tờ cam đoan của người yêu cầu, tòa ra quyết định kê biên tài sản mà không đi xác minh thực tế tài sản đó có còn hay không, đã được chuyển dịch như thế nào. Theo tôi, ngoài việc khiếu nại tòa án giải tỏa quyết định kê biên không đúng, người bị kê biên tài sản trái pháp luật còn có quyền yêu cầu tòa án đã ra quyết định kê biên đó phải bồi thường thiệt hại cho mình”.

* Luật sư Đinh Xuân Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM): “Theo tôi, UBND là cơ quan biết rõ nhất tình trạng căn nhà trên vì nếu không có xác nhận của UBND phường thì ông Tùng không thể nào hoàn tất thủ tục bán nhà cho bà Hoài. Theo qui định của Bộ luật dân sự, kể từ thời điểm giấy tờ sở hữu căn nhà được cơ quan chức năng cho chuyển sang tên của bà Hoài rồi thì bà Hoài có toàn quyền sở hữu đối với căn nhà này: có quyền sửa chữa, thế chấp, mua bán... theo qui định của pháp luật. Quyết định kê biên của tòa đã không còn giá trị đối với căn nhà của bà Hoài, UBND phường không được phép từ chối xác nhận giao dịch của bà Hoài khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của mình”.

Bài, ảnh: CHI MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên