25/04/2010 17:56 GMT+7

Giúp con "cai nghiện" Internet

NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU(Khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM)
NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU(Khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM)

TTO - Làm gì khi con nghiện net? Cai nghiện net mà không cần đến trung tâm? Mời bạn cùng chia sẻ với chúng tôi câu chuyện này.

Câu hỏi Đáp án a Đáp án b Đáp án c Đáp án d
* Đứa trẻ lên mạng trung bình bao nhiêu giờ mỗi ngày? Dưới 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ trở lên
* Nếu bị làm phiền (nhờ trẻ làm việc gì đó) lúc đang lên mạng, đứa trẻ sẽ? Bình thường Hơi khó chịu, bực bội Cáu gắt Thoái thác, không làm
* Khi yêu cầu tắt Internet, đứa trẻ sẽ thực hiện như thế nào? Rất dễ dàng Phân vân đôi chút Chống chế “vài phút” nữa nhưng ở lại rất lâu Không dứt được cho đến khi bị buộc phải dứt
Đứa trẻ có dành thời gian lên mạng nhiều hơn thời gian học tập tại nhà? Ít hơn Gần bằng Tương đương hoặc nhiều hơn Hoàn toàn chiếm hết thời gian

Nếu câu trả lời chủ yếu là c hay d, con chúng ta đã có dấu hiệu “nghiện Internet”.

Phát hiện dấu hiệu phụ thuộc

Ban đầu đối với trẻ, Internet chỉ là một thế giới ảo nhiều màu sắc mà trong đó trẻ có thể lùng sục các kiến thức mới lạ, vi vu làm quen với hàng nghìn người bạn, trầm ngâm viết nhật ký điện tử (blog) hay "bung mình" trong vô vàn game online.

Nhưng rồi một ngày nọ việc không lên mạng khiến trẻ có cảm giác như điều gì đó thiết yếu đang mất đi và mỗi lần bật Internet là trẻ bắt đầu “cắm rễ” cho đến khi bị buộc phải rời khỏi máy. Nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu trên và “cắt đứt” tiến trình này kịp thời, trẻ dần mất tự chủ và sợi dây Internet ngày càng “siết chặt” vào tay, trẻ bắt đầu bước vào các giai đoạn của chứng “nghiện Internet”.

kyNTC6WT.jpgPhóng to
Các mức độ nghiện Internet

Hậu quả: tâm trí “đi lạc” vào thế giới ảo

Internet không xấu và thậm chí còn là “phần thiết yếu của cuộc sống” nếu mỗi người biết làm chủ nó. Tuy nhiên khi dành một thời gian kha khá “sống” trên mạng với hàng trăm mạng xã hội, hàng ngàn game online, ngâm mình trong hàng triệu trang web, tâm trí của trẻ sẽ “đi lạc - sống lạc” trong một thế giới ảo.

Ai cai nghiện cho trẻ? Phụ huynh hay chuyên gia?

Chuyên gia chỉ tiếp xúc với trẻ một thời gian ngắn, việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà tư vấn với trẻ không quan trọng bằng việc kết nối giữa cha mẹ và con cái. Đó là chưa kể đến trường hợp bất mãn hay phản đối ở những đứa trẻ khi cha mẹ khăng khăng đưa trẻ đến gặp “bác sĩ tâm lý”, trong khi 90% trẻ đều chống chế “con có bệnh đâu mà bắt con phải đi chữa!”.

Vì vậy, nhìn dưới góc độ nào đi chăng nữa, bên cạnh sự cố vấn của chuyên gia thì cha mẹ chính là người “thầy thuốc” tốt nhất chữa trị “căn bệnh” này.

Bước 1: Đả thông nhận thức

Sắp xếp với con một cuộc nói chuyện thân tình. Nội dung cuộc trò chuyện không nên “đả động” ngay đến vấn đề Internet mà hãy bắt đầu bằng vài câu chuyện phiếm rồi đi vào những nội dung thân mật. Hãy tâm sự với con một vài bí mật của chúng, hỏi ý con về một vài dự định nhỏ và sau đó bắt đầu hỏi han con chuyện bạn bè, chuyện mua sắm quần áo mới hay chuyện học hành. Từ đó, chúng ta có “đà” để trao đổi với con một chút về việc lên mạng quá nhiều và hỏi ý con nghĩ gì về chuyện đó.

Cuối buổi trò chuyện, đề nghị con tổ chức buổi ăn nhẹ cuối tuần và gợi ý con hãy rủ bạn bè về nhà, chính tay chúng ta sẽ cùng con vào bếp. Việc làm trên không chỉ tiến hành một lần mà hãy thường xuyên “hẹn hò” với con, ít nhất là trong khoảng một tuần trước khi chuyển qua bước kế tiếp.

Bước 2: Tác động cảm xúc

Biện pháp 1: Cai nghiện “cứng” bằng kỷ luật - “cắt cơn”

Hãy tìm các biện pháp khéo léo để cách ly đứa trẻ và Internet. Ví dụ một trong các cách sau đây:

Vài ngày đầu:

- Đặt máy tính ở nơi mọi người dễ dàng nhìn thấy. Đứa trẻ sẽ tự biết “mọi người có thể thấy tất cả những gì mình làm trên máy”.

- Hạn định thời gian sử dụng Internet mỗi ngày (dưới 30 phút) và cứng rắn đảm bảo “luật pháp” được tôn trọng, kèm theo các biện pháp trừng phạt nếu vi phạm.

Sau vài ngày đầu:

- Tạm ngưng thuê bao dịch vụ nối mạng (với lý do hư modem - nếu cần thiết).

Không có lối tắt để đến nơi cần đến. Không có viên thuốc thần kỳ nào khiến con cái trở về trạng thái cũ ngay lập tức. Cũng chắc chắn không có lớp cai nghiện nào có thể đảm bảo con không “tái nghiện” về sau. Chúng ta đã trao con cho Internet bao nhiêu lâu thì cũng phải mất ngần ấy thời gian để mang con trở về.

- Cho đứa trẻ về quê hoặc đi du lịch hoặc tham gia hội trại hè dành cho học sinh hay hoạt động nào khác, khiến trẻ phải “ly thân” với Internet một thời gian ít nhất 5 ngày để đủ thời gian “phá” đi một thói quen cũ.

Biện pháp 2: Cai nghiện “mềm” bằng tâm lý

Bạn cần khỏa lấp sự hụt hẫng trong nhu cầu của con bằng cách hướng con vào hoạt động như các loại hình giải trí bổ ích, những hoạt động khám phá thú vị: picnic, trại hè, trang trí tường - nhà, câu cá, trồng cây, trang trí sân, xem kịch, thể thao... Kế tiếp, bạn cần nối kết giữa bố mẹ với con tốt hơn.

Nếu cần thiết hãy làm một cuộc “cách mạng” trong gia đình để cải tạo mối quan hệ giữa chúng ta với con cái, không chỉ giúp con thoát khỏi chứng nghiện mà còn đưa tình cảm gia đình lên một cấp độ mới. Luôn sẵn sàng có mặt khi con cần, tức dành thời gian cho con cả về chất lẫn lượng. Hãy có mặt để lắng nghe con trước khi quá muộn.

Bước 3: Hình thành thói quen mới

Khi con bắt đầu hòa nhập vào các hoạt động mới, hãy chọn ra một vài hoạt động “đỉnh” nhất mà trẻ hứng thú để trẻ luyện thành những thói quen có ích, thay thế thói quen online cũ. Song song đó, để giúp con cai nghiện mãi mãi và cũng là biện pháp phòng ngừa tái nghiện là giúp con đặt mục tiêu cho cuộc sống.

Không có lối tắt để đến nơi cần đến. Không có viên thuốc thần kỳ nào khiến con cái trở về trạng thái cũ ngay lập tức. Cũng chắc chắn không có lớp cai nghiện nào có thể đảm bảo con không “tái nghiện” về sau. Chúng ta đã trao con cho Internet bao nhiêu lâu thì cũng phải mất ngần ấy thời gian để mang con trở về.

Có 3 nguyên nhân chính “yêu net điên cuồng”:

Tâm lý lứa tuổi: Thích được tôn trọng, thích khám phá, kiềm chế kém

Ở thế giới 1.001 “hang cùng ngõ hẻm” của Internet mà mỗi “hẻm” lại có một “bí kíp” thích cái tai, lạ con mắt, con chúng ta không chỉ khám phá mãi không hết mà còn tự quyền làm gì tùy thích. Cộng thêm với tính tự chế ngự kém, nhiều trẻ sẽ không nhận ra (hoặc cố ý không nhận ra) rằng mình ngày càng bị hút vào cái mạng nhện khổng lồ (nhưng thú vị) và đến khi nhận ra thì nó đã dán chặt vào tâm trí bằng một loại keo cực bền và trở thành một nhu cầu.

Bố mẹ và con nghẽn mạch

Các phụ huynh ngày càng ít thời gian hơn và mỗi khi phụ huynh quay lưng làm việc thì thế giới online lại dang tay mỉm cười chào đón đứa trẻ 24/24. Song song đó, khoảng cách lứa tuổi là một bức tường cực kỳ kiên cố ngăn cách giữa chúng ta và con cái. Hai bên ít tương đồng về suy nghĩ, cảm xúc không cùng tần số và thường theo hai nhịp độ sống trái ngược nhau. Chính vì vậy mà con cái chúng ta ngày nay rất dễ “chông chênh” khi tìm một chỗ dựa tinh thần và dễ dàng tìm một nguồn thỏa mãn nhu cầu tinh thần khác chỉ bằng một cái click chuột.

Các website hấp dẫn

Game online, các website và mạng xã hội đánh rất đúng tâm lý giới trẻ, chúng luôn luôn đổi mới và có những hoạt động thú vị nhằm thu hút các độc giả truy cập thường xuyên nhất có thể. Chúng ta đã chứng kiến bao phần mềm hỗ trợ học tập “chết non” vì chưa đủ sức làm cho giới trẻ thật sự rung động, nhưng nếu một lần chơi game online bạn sẽ hiểu những người thiết kế chúng đã “tâm lý” thế nào.

NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU(Khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên