18/03/2005 14:48 GMT+7

Khi gia đình chỉ có mẹ và con...

Theo Phụ Nữ TP.HCM
Theo Phụ Nữ TP.HCM

Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình hoàn chỉnh phải có đủ người mẹ và người cha. Trong thực tế, nhiều gia đình thiếu cha mà chỉ có mẹ và con. Đó là dạng gia đình của người vợ góa chồng, người vợ sau ly hôn và người mẹ đơn thân.

Z9KyY3F9.jpgPhóng to
Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình hoàn chỉnh phải có đủ người mẹ và người cha. Trong thực tế, nhiều gia đình thiếu cha mà chỉ có mẹ và con. Đó là dạng gia đình của người vợ góa chồng, người vợ sau ly hôn và người mẹ đơn thân.

Mẹ và con sau ly hôn

Khi gia đình tan vỡ, con trẻ bị hụt hẫng tâm lý, tổn thương tình cảm, bị sốc nặng. Sau khi ly hôn, đứa con sống chung với mẹ sẽ cảm thấy thiếu thốn tình cảm người cha. Nhiều đứa trẻ trở nên lạnh lùng, mặc cảm, khép kín hoặc thô lỗ, cộc cằn, phát triển lệch lạc trong quá trình hình thành nhân cách. Cá biệt còn có những đứa con hư hỏng bỏ nhà đi hoang... Vì vậy vai trò của người mẹ rất quan trọng trong việc ổn định tinh thần và cuộc sống của con sau khi ly hôn.

Chị Thanh sau khi ly hôn cảm thấy đau khổ, hụt hẫng và căm ghét người chồng. Nhận nuôi hai đứa con, chị phải đảm đương hai trọng trách vừa làm mẹ vừa làm cha. Chị vừa phải làm lụng kiếm tiền nuôi con vừa phải quán xuyến mọi việc gia đình. Đã mất niềm tin vào cuộc hôn nhân đổ vỡ lại thêm áp lực của công việc và trách nhiệm đã khiến chị mệt mỏi chán nản, nhiều khi tỏ ra bực bội gay gắt với hai con. Chị thiếu thời gian dành cho con và ít chia sẻ tình cảm với con. Hai đứa con đã thiếu cha nay lại cảm thấy xa cách với mẹ khiến chúng như không còn chỗ dựa. Cô đơn, đứa con trai lớn của chị đã tìm đến bạn bè, rồi nghe lời bạn xấu rủ rê bỏ học, nghiện hút...

Mẹ và con sau khi người cha qua đời

Người chồng đột ngột qua đời là nỗi đau lớn cho người vợ. Từ nay người vợ phải một mình đảm đương gánh nặng gia đình, nuôi dạy con cái... Nếu trước kia người chồng là trụ cột, gánh mọi trọng trách trong gia đình thì khi chồng mất đi người vợ càng hụt hẫng. Tuy nhiên, lúc này người vợ sẽ được sự an ủi, quan tâm giúp đỡ, đùm bọc của họ hàng hai bên nội ngoại. Một điểm "thuận lợi" nữa là, trong nỗi đau mất chồng mất cha, người mẹ và đứa con sẽ dồn hết tình thương yêu cho nhau, cùng chia sẻ nỗi đau bù đắp cho nhau, dựa vào nhau mà sống... và điều đó đã giúp họ có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.

Người mẹ đơn thân và con

Có nhiều nguyên nhân khiến một số phụ nữ không muốn kết hôn nhưng lại muốn có một đứa con. Họ sẽ nhờ một người đàn ông nào đó hoặc sẽ thụ tinh trong ống nghiệm để tìm một đứa con. Chị Nguyệt đã có một đứa con như vậy. Vốn có ý thức chủ động từ trước nên chị đã chuẩn bị tất cả mọi thứ về tinh thần và vật chất cho cuộc sống của hai mẹ con. Với chị, đứa con là nguồn vui, là niềm hi vọng, là hạnh phúc, là động lực sống. Chị đã dồn hết tâm trí và sức lực cho đứa con trai.

Bé H. được chăm sóc đầy đủ, được nuôi dạy chu đáo nhưng bé vẫn thiếu tình cảm của người cha. Bé H. lớn lên thiếu những tính cách của người đàn ông như mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán... Được mẹ nuông chiều, che chở, bảo bọc trong tháp ngà nên H. ỷ lại, thiếu kỹ năng sống, khó hòa nhập cùng bạn bè trang lứa, khó thích nghi với môi trường học tập và môi trường xã hội...

"Dù trong hoàn cảnh nào cũng cần phải nuôi dạy con thật tốt..."

Đó chính là lời khuyên của chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thu Hiên dành cho các bà mẹ một mình nuôi con. Bà Hiên nói: "Người mẹ góa chồng nuôi con, người mẹ đơn thân nuôi con và người mẹ nuôi con sau ly hôn, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau và cần lưu ý đến những vấn đề khác nhau khi một mình nuôi con. So với hai trường hợp còn lại thì người mẹ góa chồng có một số điểm thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, những người mẹ góa chồng cũng cần phải chuẩn bị và tổ chức một cuộc sống gia đình tốt cho đứa con. Những người mẹ ly hôn cần phải chuẩn bị tâm lý cho bản thân và cho các con khi ly hôn, phải có sự chuẩn bị cho cuộc sống sau khi ly hôn, phải nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới để hạn chế những thiệt thòi mà con cái phải gánh chịu, ngoài ra phải tạo điều kiện cho người cha và con cái gặp gỡ thăm viếng nhau, đừng ngăn cản, đừng nói xấu người cha trước mặt con...

Đối với những người mẹ đơn thân, cần tránh việc quá nuông chiều con (Việc này dễ khiến cho trẻ ỷ lại, thiếu tự tin)... mà phải tạo điều kiện để rèn luyện tính cách cho trẻ, hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ hòa nhập và thích nghi với cuộc sống...".

Theo Phụ Nữ TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên