15/04/2006 15:35 GMT+7

Thương và yêu khác nhau thế nào

TTO
TTO

TTO - Tuổi Trẻ Online có thể cho em biết thế nào là thương và yêu, hai tình cảm đó khác nhau như thế nào? Cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào tồn tại lâu dài hơn?

e4CqnCji.jpgPhóng to
TTO - Tuổi Trẻ Online có thể cho em biết thế nào là thương và yêu, hai tình cảm đó khác nhau như thế nào? Cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào tồn tại lâu dài hơn?

Em thấy khi xưa ông bà ta chỉ dùng từ Thương mà có thể sống với nhau tới răng long đầu bạn, còn bây giờ thanh niên lại dùng từ Yêu nhưng lại chóng yêu rồi chia tay hoặc yêu nhau cưới nhau rồi mà vẫn chia tay, em thấy khó hiểu quá. Có ranh giới giữa Thương và Yêu không? Xin TTO giải thích cho em hiểu rõ hơn.

Mong sớm nhận được tin của TTO. Cám ơn TTO nhiều lắm! (B.N.)

- Trả lời của tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: Thương và yêu khác nhau như thế nào ư? Tại sao lại "căng" vào câu chữ để làm khó nhau và làm khổ nhau thế này! Thương hay yêu chỉ có thể phân biệt một cách rõ ràng và chính xác nhất khi chính người trong cuộc phải mô tả những biểu hiện của nó!

Tuy vậy, nếu xét theo đúng nghĩa của từ thương và yêu trong tâm lý học thì thương và yêu đều là những thuật ngữ mô tả đời sống tình cảm hay trạng thái tình cảm của con người. Từ thương theo tiếng Việt thường dựa trên sự đồng cảm về tâm hồn là chủ yếu nên có thể dùng từ thương để nói về tình cảm của con đối với mẹ, của bạn bè đối với nhau hay cả trong quan hệ vợ chồng, yêu đương.

Khi dùng từ thương với một đối tượng cùng tuổi trong mối quan hệ tình cảm thì có thể người ấy muốn nói mình rất rung động và chờ đợi thời gian sâu hơn cũng như sự hưởng ứng của đối tượng nhiều hơn. Khi nói rằng yêu có nghĩa là mình thực sự rất thích đối tượng kể cả về hình thức, nội dung cũng như sự hấp dẫn của người ấy về mặt giới tính đối với chính mình.

Việc ông bà dùng từ thương nhau để bộc lộ tình cảm nhưng vẫn có thể sống với nhau suốt đời trong khi thế hệ trẻ nói yêu nhau vô tư mà mau chia tay không phụ thuộc vào từ họ nói mà lại phụ thuộc vào mối quan hệ đích thực mà chúng ta có với nhau. Ngôn ngữ ít nhiều phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm sử dụng cũng như người sử dụng.

Trong quan hệ tình cảm, quan trọng nhất là thái độ dành cho nhau, sự quan tâm, xúc cảm đích thực cũng như sự lo lắng đúng nghĩa bằng hành động chứ không phải ở câu chữ. Nếu bạn có tình cảm với một ai đó, chỉ cần nói vừa phải nhưng bạn luôn luôn giữ mối quan hệ thật tốt, thật đẹp thì ấy mới là phương thuốc vĩnh cửu nuôi dưỡng tình yêu, bạn nhé!

* Mọi thắc mắc về tâm lý - tình yêu cũng như những kỹ năng sống, bạn hãy gửi về cho mục Tư vấn Tình yêu - Lối sống của Tuổi Trẻ Online, theo địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode).

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên