23/09/2010 08:30 GMT+7

Tuổi thơ Cơ Tu lớn lên với măng rừng

DUNG QUẤT
DUNG QUẤT

TTO - Tinh mơ, khi tiếng gà rừng chưa kịp dứt những bạn trẻ người Cơ Tu các xã miền núi huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam lại vắt lên vai chiếc gùi, lặng lẽ bước trong màn sương, băng qua những cánh rừng già, bắt đầu một ngày mưu sinh.

ZDnYMh9Q.jpgPhóng to
Bhước Thị Xuân cùng em trên đường hái măng với suất ăn sáng của hai chị em là gói mì tôm sống - Ảnh: Dung Quất
bO96c7DP.jpgPhóng to

Zơ Râm Thị Linh rửa măng rừng chuẩn bị mang xuống chợ bán - Ảnh: Dung Quất

Phía sau buôn làng là những cánh rừng tre xanh ngút, bạt ngàn nơi đại ngàn Trường Sơn cho măng; đủ loại măng: lồ ô, nứa, tre, dang...

Mùa măng rừng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Tranh thủ ngày nghỉ các em vào rừng bẻ măng kiếm tiền mua sách vở, quần áo. Bẻ măng trong hốc đá tai mèo, trên gai tre nhọn và đi cùng sên, vắt, rắn...

zJDR83SW.jpgPhóng to
Hồn nhiên với nụ cười trẻ thơ dù trên vai là gùi măng nặng trĩu - Ảnh: Dung Quất

Để vào đến rừng măng, các em cuốc bộ hơn 2 giờ đường rừng, vượt qua các sông suối và những ngọn đồi dựng đứng.

“Giờ muốn có măng phải vào tít trong rừng sâu. Mà không phải dễ có mô, phải đi nhiều và biết được hướng rừng tre cho măng đang vào mùa thì chiều về mới đầy gùi..." - bạn Zơrâm Thị Linh cho biết.

eWne9zZX.jpgPhóng to
Bhước Thị Nước đang xem thử hôm nay mình bẻ được bao nhiêu kg măng rừng - Ảnh: Dung Quất

Những gùi măng sau được mang về rửa sạch ở các sông suối rồi mới mang về bán sỉ với giá 1.300đ - 2.000đ/kg, tùy chất lượng măng.

Thành quả từ sáng đến chiều hôm ấy, Zơ Râm Thị Ái bán được gần 50.000đ. Quà là một ngày vui vì nhiều hôm bẻ phải nhiều măng già, chỉ bán được hơn 20.000đ.

eeilVBAS.jpgPhóng to
Em Trần Kim, lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám bán măng cho thương lái - Ảnh: Dung Quất
0eaDl1sm.jpgPhóng to

11 - Hồn nhiên với những mụt măng rừng như chính các em - Ảnh: Dung Quất

Bhnước Thị Hước năm nay học lớp 5 nhưng đã có gần 2 năm lơn lên với măng rừng. Gấy nhom và đen nhẻm, khi em gùi măng, nhìn phía sau, gùi măng gần như che hết cả thân hình.

Đến chợ, Hước tựa vào gốc cây thả gùi măng xuống và nhờ người khiêng giúp lên cân để bán cho thương lái. Cầm 13.000đ trên tay, Hước cười hồn nhiên: “Em sẽ đưa cho mẹ một nửa để mua gạo, còn một nửa cho em mua sách vở đi học chứ”.

KwLqZEim.jpgPhóng to
Thành quả sau một ngày lao động là những đồng tiền lẻ để dành mua sách vở - Ảnh: Dung Quất
DUNG QUẤT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên