31/10/2009 05:33 GMT+7

Con mà vẽ bậy, mẹ sẽ khẽ tay...

HƯƠNG CỎ
HƯƠNG CỎ

TT - Tôi vừa đọc xong cuốn Bài giảng cuối cùng của Randy Pausch. Đó là một cuốn sách hay với nhiều bài học giáo dục bổ ích. Nhưng chi tiết mà tôi nhớ nhất đó là lon nước ngọt tác giả đã cố tình đổ lên đệm xe, để những đứa cháu có thể thoải mái chơi đùa trên chiếc ôtô mới mà không ngại ngần sẽ làm dơ nó.

Con mà vẽ bậy, mẹ sẽ khẽ tay...

TT - Tôi vừa đọc xong cuốn Bài giảng cuối cùng của Randy Pausch. Đó là một cuốn sách hay với nhiều bài học giáo dục bổ ích. Nhưng chi tiết mà tôi nhớ nhất đó là lon nước ngọt tác giả đã cố tình đổ lên đệm xe, để những đứa cháu có thể thoải mái chơi đùa trên chiếc ôtô mới mà không ngại ngần sẽ làm dơ nó.

>> Kỳ 1: Xổ số cha mẹ>> Kỳ 2: Cậu Randy xin một đặc ân (*)>> Kỳ 3: Lọ đựng muối giá 100.000 USD>> Kỳ 4: Khích lệ những ước mơ>> Kỳ cuối: Có ba trên bất cứ con đường nào con chọn>> Cảm ơn thông điệp của Randy Pausch

Ở VN ít người sở hữu những chiếc ôtô đắt tiền, nhưng chúng ta có những bức tường sạch sẽ mà rất nhiều người lớn chúng ta, tôi không muốn nói là đa số, xem đó là một lãnh địa nghiêm cấm mọi hành động xâm phạm - dù dưới bất kỳ hình thức nào - của trẻ con. Trẻ con rất thích vẽ, chúng vẽ những ước mơ: thành công chúa, hoàng tử, thành siêu nhân, anh hùng...

Chúng vẽ những gì chúng yêu thích và gắn bó: ngôi nhà, bố mẹ, ông bà, con gà mổ thóc ngoài sân, con bướm đậu trên bông hoa, con mèo lười nằm ngủ... Và chúng thích vẽ những điều ấy trên tường như một cách công khai thế giới tình cảm của chúng cho người lớn biết và chia sẻ.

Nhưng người lớn đã chia sẻ những gì với lũ trẻ? Chị hàng xóm cạnh nhà tôi rượt đánh con từ trong nhà ra ngoài đường vì cái tội “Ngu, vẽ bậy lên tường mới quét sơn hết 500.000 đồng!”. Cậu bạn học 8 tuổi của con tôi bị thầy giám thị khẽ đỏ tay cũng vì tội vẽ chú công an lên tường lớp. Theo lý thuyết thì người thầy ấy làm đúng, vì chả có trường học nào ở VN cho trẻ vẽ lên tường cả.

Ngay trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 người ta cũng lồng vào bài tập làm văn để cho một cô bé lên giọng “dạy dỗ” một bạn trai: "Vẽ lên tường làm xấu trường, lớp!”. Gần đây, quảng cáo cho loại sơn nước mới, nhà sản xuất hào hứng trưng ra hình ảnh trong đó sơn trở thành cơn lốc “đánh đuổi mọi vết bẩn trên tường”, và những “vết bẩn”là hình vẽ non nớt nàng công chúa, chàng hoàng tử hốt hoảng chạy trốn khỏi bức tường...

Tôi nhớ lại năm tôi 20 tuổi, vào buổi chiều cuối cùng trong căn nhà thân thương mà ngày mai sẽ thuộc về người chủ khác. Tôi đã dừng lại rất lâu trước bức tường hành lang tầng hai, nơi tôi đã dành không biết bao nhiêu thời giờ của đứa bé con 6-7 tuổi để vẽ. Tôi nhìn những hình vẽ bằng chì sáp nguệch ngoạc của mình và bỗng dưng muốn khóc. Ký ức về bức tường ấy đã theo tôi đi qua ba ngôi nhà nữa. Và đến nay, khi đã là một phụ nữ 36 tuổi, tôi vẫn thấy mình vẹn nguyên là một đứa trẻ 6 tuổi khi nhớ lại những hình vẽ trên tường ngày ấy.

Thế mới biết những bức vẽ mà người lớn gọi là “vẽ bậy” ấy quan trọng đến nhường nào với sự phát triển tâm lý của một đứa trẻ. Đọc cuốn sách của Randy với thông điệp ”con người quý hơn đồ vật”, tôi ước đứa trẻ nào cũng có một ông bố bà mẹ tuyệt vời như Randy, có thể vẽ ở mọi bức tường mà chúng muốn và chẳng bao giờ phải nghe một câu đe dọa thế này: ”Con mà vẽ bậy, mẹ sẽ khẽ tay...”.

HƯƠNG CỎ

HƯƠNG CỎ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên