16/04/2008 06:04 GMT+7

"Chủ - tớ" của "kiến" Sài Gòn

LÊ QUANG (kiến trúc K04)
LÊ QUANG (kiến trúc K04)

TT - Đang mùa đồ án. Không ai bảo ai, ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM các SV năm nhất chạy vạy khắp nơi, đủ đường để tìm cho mình một patron (tiếng Pháp - nghĩa là ông chủ), còn các anh chị khóa trên cố bắt cho mình một nègre (đầy tớ).

njJici9J.jpgPhóng to
Patron Huy (trái) cũng tất bật công việc như hai nègre của mình - Ảnh: H.T.
TT - Đang mùa đồ án. Không ai bảo ai, ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM các SV năm nhất chạy vạy khắp nơi, đủ đường để tìm cho mình một patron (tiếng Pháp - nghĩa là ông chủ), còn các anh chị khóa trên cố bắt cho mình một nègre (đầy tớ).
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Hội trường lớn khoa kiến trúc ngổn ngang giá vẽ, bút, thước, màu và... giấy vụn. "Đàn kiến" chăm chỉ làm đồ án không giấu được sự gấp gáp và lo lắng. Minh Tuyến (năm 2) cho biết: "Đồ án đầu tay nên rất quan trọng, mà thời gian gấp rút nên chúng tôi chỉ lo những nét vẽ quan trọng, còn những chi tiết phụ phải tuyển nègre năm dưới phụ việc". Một SV năm 2 khác đi ngang thấy chúng tôi có vẻ rảnh, tưởng SV năm 1 đề nghị ngay: "Biết đi kim (vẽ bằng bút kim) không, sang phụ anh một tay?".

Một patron có thể có nhiều nègre và ngược lại. Một SV có thể vừa làm nègre, vừa làm patron. Lê Quang (kiến trúc K04) tâm sự: "Việc patron-nègre hợp nhau rất quan trọng vì trong khi lên đồ án, nhiều lúc patron bị sức ép dẫn đến cáu gắt. Ý tưởng không hợp dễ xảy ra tình trạng thọc gậy bánh xe, mất hòa khí. Còn chuyện hai bên bỏ cuộc chơi do bất đồng quan điểm là bình thường". Chính vì vậy, khi "tuyển" nègre, patron cũng có những thử thách nhất định. Nói thử thách hơi ghê gớm, thật ra chỉ là đòi hỏi ở nègre sự đam mê học hỏi, siêng năng và cẩn thận.

Một số patron nam bắt nègre nữ. Tình cảm nảy nở lúc nào không hay. "Tuy nhiên, khi yêu nhau như thế không gọi là patron-nègre nữa mà là yêu đương giúp nhau thôi" - Lê Quang cho biết "luật ngầm".

"Chủ tớ" mà không phải là chủ tớ

Công cụ số có "lấn sân" patron-nègre?

"Trước đây chưa có máy ảnh kỹ thuật số SV tự đi làm nègre, luyện vẽ tay. Nay họ không cần làm nègre, chỉ cần mang máy ảnh chụp lại đồ án về nghiên cứu. Đồng thời là vẽ bằng máy. Điều này không đáng ngại, vì xu hướng chung hiện nay người ta số hóa đồ án. Tuy nhiên, sự "lấn sân" của công cụ số có lẽ khó làm truyền thống patron - nègre mai một. Đơn giản thôi, sinh hoạt này đã gắn kết SV trong trường. Dân "kiến" đi ra đường thường biết mặt nhau; "lôi nhau" vào cùng một êkip làm việc sau khi ra trường, cũng vì vậy".

Nhiều "kiến" khẳng định: "Mặc dù patron - nègre nôm na nghĩa là ông chủ - đầy tớ nhưng ở đây không ai hiểu như thế, chỉ gọi patron - nègre theo thói quen thế thôi".

Theo Lê Quang, ngày trước cũng có trường hợp patron bắt nạt nègre như sai vặt cơm nước, nay thì "bình đẳng hai bên cùng có lợi". Thậm chí patron liệu đường đối đãi với nègre cho tử tế. Còn xét về mặt tình cảm, patron - nègre là anh em, bạn bè.

Tuyến (K06) trong mắt các nerge đàn em là người hiểu biết, giỏi giang, thế nhưng với Cường (K05), Tuyến là một nègre. Đồ án làm sai, Tuyến chán nản, muốn bỏ để vẽ lại, patron Cường phải... năn nỉ: "Làm lại không kịp, phải nghĩ cách khắc phục thôi em". Lương Minh Châu khoa kiến trúc, chưa ra trường nhưng đã có công ty nước ngoài mời làm. Không hiếm nègre xếp hàng nhờ Châu góp ý đồ án giùm. Sắp đến ngày đóng dấu niêm phong bài mà Châu chỉ ra quá nhiều lỗi, nègre Ngọc Toàn mất bình tĩnh, muốn buông. Châu năn nỉ khá đàn anh: "Nếu bỏ, đừng nhìn mặt anh nữa".

Đa số patron khiêm tốn thừa nhận mình chỉ đi trước, hiểu biết rộng hơn nègre một chút, còn trong một khía cạnh nào đó, nègre giỏi hơn patron là chuyện bình thường.

Dĩ nhiên, không phải tất cả SV làm đồ án đều có patron - nègre. Theo nhiều dân "kiến": "Nếu không cần tới patron - nègre mà vẫn hoàn thành tốt đồ án cũng tốt thôi, thậm chí còn đáng khâm phục nữa".

LÊ QUANG (kiến trúc K04)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên