18/02/2005 03:12 GMT+7

Sinh viên Việt nam: thụ động hay không thụ động?

LÊ CHÍ NI (lớp KH4D Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội)
LÊ CHÍ NI (lớp KH4D Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội)

TT - Không chỉ dừng lại ở nhận định, các ý kiến tham gia diễn đàn đã chủ động (chứ không thụ động) chỉ ra nguyên nhân và giải pháp...

JC36ZaMS.jpgPhóng to
TT - Không chỉ dừng lại ở nhận định, các ý kiến tham gia diễn đàn đã chủ động (chứ không thụ động) chỉ ra nguyên nhân và giải pháp...

Ai thụ động?

Theo tôi, sự thụ động đang nói đến và cần thiết phải đổi mới là sự thụ động của nền giáo dục nước ta nói chung và bậc đại học nói riêng!

SV thụ động, tại sao?

Tôi khẳng định rằng đa số SV chúng ta hiện nay thật sự đang thụ động, cần nhìn rõ vào điểm yếu này để thay đổi và khắc phục.

Trước hết, và là nguyên nhân chính yếu nhất, là phương pháp đọc - chép kiểu phổ thông vẫn cứ tồn tại trong giảng dạy đại học, thậm chí tồn tại rất mạnh mẽ, được sự ủng hộ nhiệt tình của cả giảng viên lẫn SV, làm thui chột khả năng chủ động và sáng tạo của SV. Đến giờ mà nhiều SV vẫn còn bỡ ngỡ trước những kiểu học nhóm, thảo luận, seminar... mà ở đó SV là trung tâm, là người chủ động tìm hiểu, đưa ra và giải quyết vấn đề, còn giảng viên chỉ là người hỗ trợ SV tìm chọn và xử lý thông tin.

Một lý do khác là bề mặt kiến thức mà SV phải tiếp thu quá rộng; quá rộng nên SV khó có thể chủ động đi sâu, tìm tòi thêm những môn học mình yêu thích. Đây chính là sự thụ động về thời gian.

Bên cạnh đó, trong trường ĐH, mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành ai cũng rõ là còn rất thấp. Nhiều SV học lý thuyết có thể giỏi, nhưng đi vào thực tế, thực hành (như học về ngành báo chí chẳng hạn) thì lại bỡ ngỡ, việc thụ động là điều dễ hiểu.

Chúng tôi, những SV, rất mong được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình.

Phải tạo điều kiện cho SV chủ động

Tôi cũng từng là một SV, học trong nước và cả ngoài nước, nghiệm ra rằng SV ở đâu cũng có thụ động và chủ động trong học tập, nhưng muốn SV học chủ động, cái chính là ở môi trường giáo dục.

1. Ở trường ĐH của VN, việc giảng dạy còn từ chương. Ở nước ngoài thì khác, mọi người đều có ý kiến riêng và bảo vệ ý kiến của mình, đương nhiên phải chứng minh điều mình nói là đúng, tất cả mọi việc bàn cãi trong lớp đều dựa trên nguyên tắc chứng cứ và không nói suông (ví dụ như trong y học thì có y học chứng cứ).

2. Trường ĐH ở nước ngoài có thể mời một người ở ngoài xã hội (một kỹ sư, bác sĩ, kỹ thuật viên, nhà doanh nghiệp... chẳng hạn) lên lớp một bài về chuyên môn của họ cho SV. Đây là một việc rất thực tế và rất tốt cho SV vì sẽ được tiếp cận thật tốt những kinh nghiệm mà người được mời trao cho.

3. Cách dạy ở nước ngoài dựa trên sự tự học là chính và SV được tạo điều kiện tối đa cho việc tìm tài liệu (sách ở thư viện, các trang web trên mạng...). Nhờ vậy, buổi lên lớp là những cuộc tranh luận gợi mở chủ đề để SV lên tiếng.

LÊ CHÍ NI (lớp KH4D Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên