14/03/2014 09:34 GMT+7

Cách đối phó với đồng nghiệp bảo thủ

VŨ HUYỀN
VŨ HUYỀN

TTO - Trong cuộc sống công sở, hầu như ai trong chúng ta cũng phải làm việc với ít nhất một người bảo thủ: đồng nghiệp cứng đầu cứ thao thao bất tuyệt trong phòng họp trong khi không để ý tới sự khó chịu của mọi người.

Hoặc sếp lạ lùng khăng khăng vào ý tưởng “tuyệt nhất quả đất” trong khi mọi người khác đều nhất trí đó là thảm họa.

11LdfoXT.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: smallbusiness.chron

Làm việc với người bảo thủ không phải là trường hợp hiếm gặp. Tới 94% số người tham gia thống kê của các tác giả cuốn sách Môi trường làm việc nguy hiểm! Kiểm soát những tính cách nguy hiểm và hệ thống quyền lực của họ cho rằng họ làm việc với những người “nguy hiểm”.

Và những hành vi khiến chúng ta phát điên không phải là những hành động rõ ràng như bắt nạt hoặc quấy rối mà hành động như cố tình không hiểu lời người khác, ngấm ngầm thù địch hay phá hoại nhóm mới là nguyên nhân gây ra stress.

Có thể đồng nghiệp, người liên tục cố tình không hiểu ý bạn không phải là người thích những điều trái khoáy. Cô ấy có thể thiếu EQ – trí thông minh cảm xúc (khả năng đọc và hiểu các dấu hiệu xã hội xung quanh và hành động một cách phù hợp). Những người có chỉ số EQ cao có khả năng nhận thức, kiểm soát cảm xúc tốt hơn và khả năng thúc đẩy bản thân cũng như thể hiện sự đồng cảm với người khác, điều này đặc biệt hữu dụng trong những tình huống phức tạp hay xây dựng nhóm.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ số cảm xúc cao không nhất thiết bạn là người tài giỏi – mà có nghĩa là bạn có thể “đọc vị” được môi trường của mình và hành động một cách phù hợp. Dù vậy, những người có EQ cao sẽ thành công hơn trong công việc của mình. Và những người EQ thấp có thể khiến người khác cảm thấy mình đang nói chuyện với một bức tường.

Vậy, làm thế nào để bạn có thể hòa hợp với sự thiếu EQ của sếp và đồng nghiệp? Hãy làm theo những điều sau để cải thiện quá trình giao tiếp:

Không lên án, chỉ trích gay gắt

Hầu hết mọi người đều muốn chỉ trích những đồng nghiệp có chỉ số EQ thấp nhưng đừng đổ lỗi cho họ vì những kỹ năng họ không có. “Cảm xúc chính là thông tin. Về bản chất, những người EQ thấp thiếu khả năng tham gia, thấu hiểu và xử lý cách chúng ta giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Nếu họ không thể đọc được cảm xúc của bạn, họ không nhận tất cả thông tin bạn gửi cho họ một cách tự nhiên”, nhà tâm lý Sigal Barsade nói.

Trình bày vấn đề càng rõ ràng càng tốt

Điều này có nghĩa là nói những điều bạn muốn truyền tải một cách rõ ràng. Nói cách khác, đừng dùng những lời châm chọc, ẩn ý hay nói vòng vo với đồng nghiệp bạn đang cố gắng tiếp cận bởi anh/cô ấy có thể cố tình hay thực sự không hiểu được chúng. Và hãy luôn nói chuyện một cách đầy đủ, ngọn ngành. Barsade giải thích rằng những người thiếu trí thông minh cảm xúc cần phải biết họ đã bỏ lỡ dữ liệu, thông tin gì.

Đưa ra những lời góp ý mang tính xây dựng

Những người EQ thấp cần được nghe những lời góp ý thường xuyên, thậm chí ngay lập tức khi họ tỏ ra cố chấp, không để ý tới hoàn cảnh. Và bạn nên luôn luôn đưa ra lời góp ý với một thái độ bình tĩnh bởi họ có thể sẽ để ý tới thái độ của bạn hơn là lời góp ý.

VŨ HUYỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên