31/05/2017 14:54 GMT+7

Muốn khởi nghiệp thành công, phải khác biệt

MẠNH KHANG thực hiện
MẠNH KHANG thực hiện

TTO - Kết quả nghiên cứu của nhóm sinh viên vừa đạt giải nhì tại hội thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” năm 2017 đã cho thấy sự sống còn của doanh nghiệp khởi nghiệp nằm ở sự khác biệt.

Hoàng Hồng Hạnh (trái) và Trần Thùy Trang (phải) bảo vệ đề tài tại hội thi - Ảnh: bvu.edu.vn
Hoàng Hồng Hạnh (trái) và Trần Thùy Trang (phải) bảo vệ đề tài tại hội thi - Ảnh: bvu.edu.vn

Vòng chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ II năm 2017 đã diễn ra tại Hà Nội.

Với đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thủy sản xuất khẩu đã khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, nhóm sinh viên Hoàng Hồng Hạnh và Trần Thùy Trang (Viện Du lịch - Quản lý - Kinh doanh, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu) đã đạt giải nhì.

Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Nghiên cứu của nhóm sinh viên đã gợi mở nhiều vấn đề để các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp hay các doanh nghiệp khởi nghiệp (đặc biệt là về mảng xuất khẩu thủy sản) cần quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

ThS Trần Nha Ghi
(Giáo viên hướng dẫn nhóm sinh viên)

TTO đã có cuộc trò chuyện ngắn với nhóm bạn thực hiện nghiên cứu này.

*Chào hai bạn, vì sao các bạn lại lựa chọn đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp?

Hồng Hạnh: Nghiên cứu của nhóm xuất phát từ việc chúng mình nhìn thấy những thất bại của các doanh nghiệp trẻ (trong và ngoài tỉnh). Thất bại do thiếu nguồn lực cần thiết, chất lượng mối quan hệ, thiếu kỹ năng và xây dựng mô hình hoạt động chưa hiệu quả….

Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là thiếu nguồn lực cốt lõi và chất lượng hợp tác chưa hiệu quả.

Thùy Trang: Mình nhận thấy được tầm quan trọng của các doanh nghiệp khởi nghiệp đối với sự phát triển của đất nước. Song, tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp này lại rất thấp.

Vì thế, nhóm lựa chọn nghiên cứu đề tài này để làm một cơ sở thông tin để doanh nghiệp khởi nghiệp quan tâm nắm bắt được những nguồn lực cần thiết, thoả mãn tiêu chí VRIN (có giá trị,

Hội thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” năm 2017 có sự tham gia của 24 trường đại học, học viện với gần 100 đề tài của hơn 300 sinh viên. Hội thi do Trung ương Hội sinh viên Việt Nam phối hợp với Học viện Tài chính tổ chức.

khan hiếm, khó bắt chướt, khó thay thế ) để nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động của mình.

*Theo kết quả nghiên cứu, đâu là yếu tố dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp?

Hồng Hạnh: Nhóm đã tiến hành khảo sát 204 phiếu trả lời chính thức của chủ doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đã khởi nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố then chốt để doanh nghiệp khởi nghiệp tồn tại và phát triển là năng lực động (khả năng xây dựng và sắp xếp các nguồn năng lực bên trong và bên ngoài để đáp ứng môi trường kinh doanh thay đổi, tạo sự khác biệt và nâng cao lợi thế cạnh tranh).

Thùy Trang: Nhóm mình cũng nhận thấy một yếu tố nữa tác động đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp là xây dựng được những mối quan hệ hợp tác bền vững. Mối quan hệ này có thể là quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác trung gian,…

*Các bạn thu nhặt được điều gì sau khi chọn và theo đuổi nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp?

Hồng Hạnh: Thật ra, đây có thể xem là đề tài nghiên cứu đầu tài của tụi mình. Chọn đề tài này cũng là một thử thách khi mình phải liên hệ và tìm hiểu quá trình hoạt động, kinh doanh của những doanh nghiệp trẻ. Vì cơ bản là những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định thì không còn gặp nhiều khó khăn như mục đích đề tài đặt ra nữa.

Mình rất vui vì được giám khảo nhận xét là đề tài hay ở chỗ đã nhấn mạnh được sự khác biệt sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp khởi nghiệp ra sao.

Thùy Trang: Là sinh viên năm nhất và có mong muốn khởi nghiệp, sau khi tham gia nghiên cứu đề tài này, mình đã có thêm vốn kiến thức khá rộng về khởi nghiệp cũng như nguyên nhân thất bại, bài học kinh nghiệm, sẽ là kiến thức quý báu cho mình khởi nghiệp sau này.

Hiện nay, tình trạng phá sản hay giải thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng đáng kể so với số lượng các doanh nghiệp đăng kí hình thành mới.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ (kinh tế tư nhân) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp này gia tăng số lượng hình thành mới và tăng trưởng sau khi thành lập?

Theo thống kê của GEM (Global Entreprenurship Monitor, 2016), tỷ lệ khởi sự thành công chiếm 12,7% dưới 3,5 năm. Tỷ lệ này còn rất khiêm tốn và rất thấp so với tỷ lệ khởi sự kinh doanh thất bại.

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động cho các doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp cần nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực doanh nghiệp để trở thành năng lực động, tăng cường sự thiện chí hợp tác của đối tác bên ngoài để được cung cấp các nguồn lực bổ sung cần thiết.

(Trích kết quả nghiên cứu)

MẠNH KHANG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên