08/12/2006 11:04 GMT+7

Người biến phế liệu thành đồ chơi cho trẻ

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Khác với nhiều người, Kim Hằng thi vào trường CĐ Sư phạm TP.HCM với mục đích: Hiểu về ngành mầm non để làm đồ chơi cho trẻ từ phế liệu.

RAwlnO2C.jpgPhóng to
Kim Hằng và những món đồ chơi do cô sáng tạo
Khác với nhiều người, Kim Hằng thi vào trường CĐ Sư phạm TP.HCM với mục đích: Hiểu về ngành mầm non để làm đồ chơi cho trẻ từ phế liệu.

Ngay từ khi học lớp 8, Kim Hằng đã tỏ ra có khiếu và hết sức say mê với việc ngồi tỉ mẩn nhặt nhạnh hạt cườm, dây đeo... làm vòng tay, vòng cổ, thiệp trang trí…

Đến lớp 12, cô đã bán được những sản phẩm do tự tay mình làm ra. Vào học Cao đẳng, Hằng còn hướng dẫn cho các bạn khác trong giờ học làm dụng cụ học tập, . Đến lúc này, Hằng phát hiện ra một hướng kinh doanh mới: Làm đồ chơi cho trẻ mầm non.

Theo Hằng, hiện nay thị trường dụng cụ dạy học cho trẻ mầm non đang bỏ ngỏ. Trong khi đó, giáo sinh thực tập, giáo viên dạy mầm non lại thiếu dụng cụ trầm trọng. Họ phải tự tay làm hoặc đi mua ngoài thị trường (vừa thiếu vừa đắt). Hằng quyết định tận dụng lợi thế và đi theo con đường mình đã lựa chọn.

Kể từ đó, cô bắt đầu đi lùng mua phế liệu về phục vụ cho các ý tưởng của mình. Vật liệu hết sức đơn giản: Muỗng ăn kem, hộp kem, hộp nước, ống hút… Qua nhiều công đoạn cắt, dán, Hằng khéo léo biến chúng thành những chiếc mũ, con mèo, con dê… phục vụ cho các chủ đề giáo viên giảng dạy.

Hằng bảo: “Những con gà bằng len bán ngoài tiệm, tuy đắt nhưng không sinh động. Đồ chơi phải giống thật trẻ mới chịu học. Đàn gà của mình, ngoài việc làm cho giống gà thật, cũng phải vẽ mắt mũi, tạo hình dáng đẹp, bắt mắt đối với trẻ. Trước kia các cô giáo thường phải mang đàn gà thật vào lớp dạy, nhưng từ khi có dịch cúm thì không thể, vì vậy phải sử dụng các sản phẩm thay thế”.

Tuy làm đồ chơi từ phế liệu không đòi hỏi nhiều thời gian nhưng lại cần ý tưởng, sự khéo tay và lòng kiên nhẫn.

Căn phòng của Hằng chất đầy sản phẩm hóa phép từ phế liệu. Cô đang ấp ủ kế hoạch mở cửa hàng. Hằng nhận định, khi sản phẩm được giới thiệu đến các trường thì chắc chắn sẽ được quan tâm.

Đặc thù của giảng dạy mầm non là giáo án mỗi năm không giống nhau. Mỗi tháng các trường đều đưa ra chủ điểm giảng dạy. Dụng cụ học tập cho các bé vì thế phải cập nhật và đổi mới liên tục.

Hằng vừa nhận dạy tại Trường mẫu giáo dân lập Nhà thiếu nhi Thành phố được 2 tháng và dự định qua đầu năm sau sẽ chính thức thuê mặt bằng, mở cửa hàng, tuyển người bán dụng cụ học tập mầm non, đồ lưu niệm hoặc đột phá hơn là cho thuê dụng cụ học tập theo giờ.

Hằng nói, mình rất yêu trẻ và muốn làm dụng cụ học tập làm sao để các bé có thể phát triển trí tưởng tượng một cách tốt nhất.

Theo Tiền Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên