26/08/2009 18:51 GMT+7

Phương thức khớp lệnh trên sàn chứng khoán

H.NHỰT ghi
H.NHỰT ghi

TTO - * Tôi có một số thắc mắc về phương thức khớp lệnh, xin TTO giải thích giùm giá tham chiếu là gì và ý nghĩa của từng cột trong bản đính kèm. Cảm ơn nhiều.

TTO - * Tôi có một số thắc mắc về phương thức khớp lệnh, xin TTO giải thích giùm giá tham chiếu là gì và ý nghĩa của từng cột trong bản đính kèm. Cảm ơn nhiều.

Tích lũy<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

NĐT

Mua

Giá

Bán

NĐT

Tích lũy

10,000

A

10,000

30,000

10,000

F

34,500

15,500

B

5,500

29,000

15,000

G

24,500

22,500

C

7,000

28,000

4,000

H

9,500

25,500

D

3,000

27,000

3,000

I

5,500

34,000

E

8,500

26,000

2,500

J

2,500

* Trường hợp không có lệnh ATO

Qua sổ lệnh ta có giá khớp lệnh là 28.000 đồng

(Tô Hoàng Kha)

- Trả lời của ThS. Lê Văn Thành (Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán chi nhánh TP.HCM - UBCKNN):

1. Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở để Sở GDCK tính giới hạn dao động giá chứng khoán trong ngày giao dịch.

1.1.Tại Sở GDCK TP.HCM:

- 8g30-9g: Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa

- 9g-10g15: Khớp lệnh liên tục

- 10g15-11g30: Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

- 10g30-11g: Giao dịch thỏa thuận

* Giá tham chiếu tại Sở GDCK TP.HCM là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Biên độ giao động giá là + 5% so với giá tham chiếu

1.2.Tại Sở GDCK Hà Nội:

- 8g30-11g: Khớp lệnh liên tục và giao dịch thỏa thuận trong toàn phiên

* Giá tham chiếu tại Sở GDCK Hà Nội là giá bình quân của ngày giao dịch trước đó. Biên độ giao động giá là + 7% so với giá tham chiếu

2. Phương thức khớp lệnh:

- Khớp lệnh định kỳ: là phương thức khớp lệnh mà theo đó các lệnh được nhập vào hệ thống trong một thời gian nhất định và tất cả các lệnh sẽ được so khớp với nhau tại một thời điểm nhất định để tìm ra mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch là lớn nhất. Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa.

- Khớp lệnh liên tục: là phương thức khớp lệnh mà theo đó các lệnh sẽ được so khớp với lệnh đối ứng ngay khi được nhập vào hệ thống.

- Giao dịch thỏa thuận: là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.

3. Ví dụ bạn nêu:

3.1. Cột Mua, Bán: thể hiện khối lượng chứng khoán đặt mua hoặc đặt bán ở mỗi mức giá xác định.

3.2. Cột Giá: thể hiện giá cả của chứng khoán mà nhà đầu tư muốn mua hoặc bán với khối lượng tương ứng.

3.3. Cột tích lũy: là cộng dồn các khối lượng mua hoặc bán theo nguyên tắc khi bán thì ưu tiên cho chứng khoán bán với giá thấp nhất, khi mua thì ưu tiên cho chứng khoán mua với giá mua cao nhất. Việc cộng dồn là một kỹ thuật tính toán để tìm ra mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch là lớn nhất. Vì thế phần cột tích lũy bên mua sẽ bắt đầu cộng dồn từ mức giá cao nhất là 30.000đ xuống đến mức giá thấp nhất là 26.000đ, phần cột tích lũy bên bán sẽ bắt đầu cộng dồn từ mức giá thấp nhất là 26.000đ lên đến mức giá cao nhất là 30.000đ.

3.4. Nếu đây là phiên khớp lệnh định kỳ thì giá khớp sẽ là 29.000đ và khối lượng khớp sẽ là 15.500 CP (khối luợng giao dịch cao nhất có thể). Nhà đầu tư nào đặt mua với giá từ 29.000đ trở lên thì mới có thể mua được và nhà đầu tư nào đặt bán từ 29.000đ trở xuống thì mới bán được. Kết quả là:

- Bên mua: nhà đầu tư A mua được 10.000 CP, B mua được 5.500 CP tại mức giá 29.000đ

- Bên bán: nhà đầu tư J bán được 2.500 CP, I bán được 3.000 CP, H bán được 4.000 CP, G bán được 6.000 CP tại mức giá là 29.000đ.

H.NHỰT ghi

H.NHỰT ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên