13/07/2007 07:00 GMT+7

Làm ăn với Lào: Gần lại hóa... xa

NGUYỄN ĐÔNG
NGUYỄN ĐÔNG

TT - Các doanh nghiệp (DN) VN không có được lợi thế như DN Thái Lan khi làm ăn trên đất Lào mà nguyên nhân lại nằm ở... phía VN. Xung quanh vấn đề này, Tuổi Trẻ đã trao đổi cùng ông Huỳnh Văn Khiết - tổng giám đốc Công ty Cao su Daklak.

GJssn4Wm.jpgPhóng to
Ông Huỳnh Văn Khiết
TT - Các doanh nghiệp (DN) VN không có được lợi thế như DN Thái Lan khi làm ăn trên đất Lào mà nguyên nhân lại nằm ở... phía VN. Xung quanh vấn đề này, Tuổi Trẻ đã trao đổi cùng ông Huỳnh Văn Khiết - tổng giám đốc Công ty Cao su Daklak.

* Lý do nào để ông nhận xét chúng ta bị kém thế, trong khi lẽ ra chúng ta có thể có nhiều lợi thế trong làm ăn tại Lào?

- Về địa lý chúng ta ở gần nhưng xét trên phương diện kinh tế thì không hẳn vậy. Cước phí điện thoại từ VN sang Lào hiện được tính theo giá gọi quốc tế 0,65 USD/phút, tức gần 11.000 đồng, cho dù từ Kontum sang các tỉnh Nam Lào cự ly dưới 200km. Như vậy Lào quá xa chứ gì nữa!

* Thế các DN Thái Lan cũng có mức cước phí tương tự?

- Ồ không. Chỉ gọi từ VN sang Lào mới có mức giá cao như thế. Còn từ Lào gọi về VN chỉ mất 2.000 kíp, tương đương 3.000 đồng cho mỗi phút. Hệ thống viễn thông tại Lào là do Thái Lan đầu tư nên giá điện thoại từ Lào về Thái Lan, hay Thái Lan sang Lào rất rẻ, rẻ như giá nội địa của họ.

* Ngoài cước phí viễn thông, ông còn thấy điểm nào bất lợi nữa?

- Đó là cước phí vận chuyển. Hiện vận chuyển 1 tấn phân từ cảng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) lên vùng trồng cao su của chúng tôi tại Champasak (Lào), cự ly khoảng 400km nhưng giá cước lên tới 900.000 đồng, đắt gấp đôi so với giá nội địa VN.

* Tại sao như vậy khi đường sá từ Tây nguyên sang Lào rất tốt, và lệ phí cho xe transit qua Lào cũng không đắt lắm?

Theo chương trình hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Lào, VN sẽ đầu tư trồng 100.000ha cao su tại Lào. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp cao su VN, TP.HCM, Bình Dương, Đắc Lắc... đầu tư trồng cao su tại Lào.

- Lệ phí transit không đắt, chỉ 50.000 đồng/xe, phía Lào cũng không gây khó khăn gì, nhưng muốn có được giấy phép này từ phía VN thì phải qua nhiều thủ tục nhiêu khê quá. Hiện tại, Cục đường bộ ủy quyền cho các sở giao thông vận tải các tỉnh cấp, nhưng muốn được cấp thì bên nhà xe phải có hợp đồng vận chuyển với một đơn vị có dự án làm ăn tại Lào. Tôi không hiểu tại sao phải cần thủ tục này.

Theo tôi, không cần phải đợi có hàng mới làm transit, các xe đều có quyền làm transit bất cứ lúc nào nếu người ta muốn, giống như công dân hiện nay có thể làm hộ chiếu bất kỳ lúc nào họ thích mà không phải đợi đến khi cận ngày đi nước ngoài mới làm.

Đây có lẽ là qui định có từ thời mà việc quản lý việc ra nước ngoài còn khá khắt khe, đến thời mở cửa hội nhập vẫn tồn tại dù đã quá lỗi thời. Nếu Nhà nước chậm thay đổi, thủ tục này sẽ gây khó khăn cho việc vận tải liên quốc gia, và đặc biệt nó còn tạo ra thế độc quyền của một vài đơn vị vận tải, mà hễ độc quyền thì giá phải cao thôi.

Hàng VN mấy năm nay có chất lượng khá, có thể cạnh tranh mạnh với hàng Thái, nhưng vận chuyển khá đắt làm đội giá bán nên hàng chúng ta có phần kém thế. Ngoài ra các DN Thái Lan biết tổ chức thành hội đoàn để tăng sức cạnh tranh, trong khi các DN VN còn rất rời rạc, lẻ tẻ.

* Vậy tại sao chúng ta không tổ chức hội đoàn như họ?

- Tôi cũng đã nêu vấn đề này trong một vài hội nghị về vùng tam giác phát triển, nhưng sau đó chẳng thấy cơ quan nào đứng ra thúc đẩy việc này cả.

* Nhưng việc lập hội DN thì Nhà nước đâu có cấm, tại sao các DN không chủ động mà phải chờ cơ quan nào đó thúc đẩy?

- Về lý, về luật là vậy, nhưng phải nhìn nhận thực tế là tinh thần chủ động đứng ra lập hội ở ta chưa cao.

NGUYỄN ĐÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên