07/03/2006 11:18 GMT+7

Chiến lược bành trướng của HSBC

Theo Sài Gòn tiếp thị
Theo Sài Gòn tiếp thị

Sau khi mở rộng sang các thị trường phát triển, ngân hàng HSBC đang nỗ lực vươn đến các nước đang phát triển để trở thành một tập đoàn phát triển toàn cầu.

9QBQjNQC.jpgPhóng to
Chi nhánh HSBC tại Hong Kong
Sau khi mở rộng sang các thị trường phát triển, ngân hàng HSBC đang nỗ lực vươn đến các nước đang phát triển để trở thành một tập đoàn phát triển toàn cầu.

HSBC đang xây dựng mạng lưới chi nhánh ngân hàng chằng chịt tại Trung Quốc và cạnh tranh với Citigroup để trở thành tập đoàn giàu mạnh mới nhất trên thế giới.

Xây dựng mạng lưới tại châu Á

Scotsman Thomas Sutherland, giám đốc quản trị một công ty tàu biển, đã nhận thấy trước lợi nhuận đầy tiềm năng tại một thị trường đang phát triển “nóng” như Trung Quốc (TQ). Ngân hàng mà ông đã góp công khởi động là ngân hàng HongKong và Thượng Hải, ngày nay có tên gọi chung là ngân hàng HSBC, đã trở thành một trong những thể chế tài chính tiền tệ hàng đầu của TQ chỉ trong vòng một vài năm thành lập. Đó là năm 1865.

Hiện nay ngân hàng khổng lồ này có trụ sở tại London (Anh) - ngân hàng lớn thứ hai thế giới - đang tìm đường trở về gốc gác của mình! TQ được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, là thị trường nóng nhất trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, đang là đích nhắm của các ngân hàng trên thế giới.

Cho đến thời điểm hiện tại, TQ đã có một mạng lưới chi nhánh ngân hàng nước ngoài rộng lớn trên lục địa, với 20 chi nhánh trải dài từ thành phố Chengdu ở miền Tây đến Dalian ở vùng duyên hải phía Đông Bắc.

HSBC đã đầu tư hơn 4 tỷ USD từ năm 2001 để mua cổ phần ở các cơ quan tài chính trong nước, gồm khoảng 20% của ngân hàng Truyền thông, ngân hàng lớn thứ 5 TQ và công ty bảo hiểm Bình An, công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai nước này.

So sánh cùng kỳ năm 2004, lợi nhuận trước thuế của HSBC ở TQ tăng gấp 6 lần (khoảng 161 triệu USD) trong nửa năm đầu năm 2005. “Chúng tôi đã có mặt ở đây 140 năm qua và ít nhất chúng tôi cũng sẽ phải ở đây thêm 140 năm nữa”, Richard Yorke, giám đốc điều hành HSBC tại TQ, cho biết.

Một số quan chức cấp cao HSBC tiết lộ rằng với một bề dày lịch sử như thế, họ cần phải làm nhiều hơn nữa để mở rộng kinh doanh tại các thị trường mới nổi và đang phát triển như TQ để đẩy mạnh sức tăng trưởng.

Sau 7 năm tập trung đầu tư vào các nền kinh tế phát triển, và đủ sức cạnh tranh với đối thủ số một của mình là tập đoàn tài chính Citigroup (Mỹ) để trở thành tập đoàn giàu mạnh nhất thế giới, từ Hàn Quốc, Ấn Độ đến Brazil, HSBC đang bành trướng mạng lưới chi nhánh của mình tại đây và trong tháng 12.2005, HSBC giành được 10% cổ phần của ngân hàng Techcombank (Việt Nam); tháng 11.2005 HSBC có kế hoạch thành lập một ngân hàng đầu tư độc lập tại Arập Saudi; và cuối tháng 10.2005 họ đã mua hơn 70% cổ phần của ngân hàng đầu tư Dar Es Salaam tại Iraq.

Stephen Green, giám đốc điều hành toàn cầu HSBC, người vừa lên chức chủ tịch vào tháng 11.2005, cho biết: “Vẫn có nhiều thị trường đầy tiềm năng khác mà chúng tôi đang chuẩn bị đầu tư”. TQ với dân số 1,3 tỷ người, đang sử dụng hơn 10 nghìn thẻ tín dụng, so với 1,2 triệu tại Mỹ. Còn tại Mexico chỉ 1 trong 5 người là có tài khoản ngân hàng.

Tầng lớp trung lưu tại các nước đang phát triển ngày một nhanh là mảnh đất màu mỡ cho các công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia. “Trong 25 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự thịnh vượng của nền kinh tế được đóng góp từ tầng lớp này của thế giới. Nhu cầu dịch vụ tài chính ở các thị trường mới nổi đang tăng và có thể phát triển mạnh hơn các thị trường phát triển hiện nay”, John Bond, cựu chủ tịch HSBC, nói.

“Sai một li, đi một dậm”

Tuy nhiên, càng phát triển cao thì càng gặp nhiều rủi ro, bao gồm cả sự bùng nổ kinh tế và phá sản, tình trạng bất ổn định chính trị và còn những điều tệ hại hơn nữa.

Michael Smith, giám đốc điều hành HSBC ở Hong Kong phát hiện ra rằng một ngày trong năm 1999, tại Buenos Aires, nơi ông đang quản trị cơ sở ở Argentina, ông đã phải đối mặt với một số thù địch khi đang nghiên cứu về một vài đối tượng tình nghi tham nhũng. Những kẻ vũ trang trong hai xe ôtô đã phục kích và nã đạn vào xe ông.

Ông Smith bị trúng đạn vào bắp đùi nhưng may mắn thoát chết nhờ chiếc xe của người trợ lý xuất hiện kịp thời. “Đó không khác gì một nhiệm vụ của điệp viên James Bond”, Smith cho biết. Hai năm sau, ông và 1.000 nhân viên HSBC khác bị kẹt trong văn phòng bởi dân chúng biểu tình đòi đốt trụ sở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước Argentina.

Những rủi ro tại các nền kinh tế phát triển không đến nỗi gây chết người. Nhiều chuyên gia phân tích ngân hàng lo ngại HSBC đang bắt đầu trở nên phụ thuộc vào những thị trường ổn định, phát triển chậm chạp như châu Âu và Mỹ, có thể làm cản trở sự phát triển của mình.

Công ty tư vấn Goldman Sachs ước tính tăng trưởng lợi nhuận của HSBC sẽ giảm sút hơn 9,8%/năm từ 2005 đến 2007, sau khi đạt được mức tăng trung bình khoảng 19%/năm từ 2000 đến 2004.

Tuy nhiên, Bobby Mehta, giám đốc điều hành HSBC khu vực Bắc Mỹ, tin rằng vẫn còn có nhiều tiềm năng cho sự tăng trưởng trên thị trường Mỹ. Ông cho biết: “Chúng tôi không tin sẽ có một cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng nào ở thị trường Mỹ. Khi so sánh thị trường nước này với những thị trường phát triển, bạn sẽ thấy có nhiều điều hấp dẫn”.

Theo Sài Gòn tiếp thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên