03/12/2013 13:41 GMT+7

Đề nghị ưu tiên chống tham nhũng trong Hải quan

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TTO - Sáng 3-12, Diễn đàn Doanh nghiệp VN thường niên 2013 (VBF 2013) đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia gần như đầy đủ các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước để đưa ra đánh giá, góp ý, kiến nghị với Chính phủ VN nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

* VN có thể là công xưởng của thế giới thay Trung Quốc

5bKvYLF9.jpgPhóng to
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Diễn đàn doanh nghiệp VN tổ chức sáng nay (3-12) - Ảnh: Nguyễn Khánh
sNhxDcIE.jpgPhóng to
Các đại biểu thảo luận bên lề VBF - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Steven Winkelman, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại VN (AMCHAM) cho rằng thách thức, khó khăn kinh tế hiện nay không chỉ tồn tại ở VN và VN cũng không phải quốc gia đầu tiên gặp vấn đề đang phải giải quyết hiện nay là nợ xấu, hay câu chuyện tham nhũng gây xói mòn nền tảng kinh tế, nhưng đây chính là thời điểm VN cần tiến hành cải cách để tạo môi trường cạnh tranh hơn.

Nêu bật tác dụng của những chính sách đổi mới, ông Steven Winkelman khẳng định nếu VN thực sự thay đổi để tận dụng tốt lợi thế của mình, AMCHAM tin VN có thể thay thế Trung Quốc (đang được coi như công xưởng của thế giới) với tư cách là nhà sản xuất của thế giới.

Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng thương mại Châu Âu (EUROCham) tại VN thì nêu vấn đề rất cụ thể, như VN đã nói cải cách hành chính từ rất lâu, nhưng EUROCham vẫn thấy thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiêu khê và nó vẫn đang là mối quan ngại của nhiều ngành khác nhau.

Nêu cụ thể yêu cầu vừa được đưa ra giữa năm 2013 yêu cầu đơn vị nhập khẩu phải nộp một bản sao hợp đồng hoàn chỉnh cho từng xe nhập khẩu nguyên chiếc để được thông quan, EUROCham đề nghị VN cần tiếp tục giảm thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan.

Tại diễn đàn năm nay, ngành Hải quan được quan tâm đặc biệt. Với riêng một đầu mục “chi phí bôi trơn không chính thức”, nhóm công tác Hải quan của VBF khẳng định đã ghi nhận những áp lực không phải đến doanh nghiệp, mà đến các đại lý Hải quan, các trung gian với đề nghị bỏ tiền cho “chi phí bôi trơn” và nó mang tính hệ thống để thông quan các chuyến hàng. Khi được hỏi, cán bộ Hải quan đương nhiên trả lời không có chuyện này.

Vì vậy, nhóm công tác kiến nghị Tổng cục Hải quan tạo trên trang web của tổng cục mục phản ánh trực tuyến để ghi nhận, xử lý các phản ánh (cho ẩn danh) như một số nước đã làm.

Ông Sato Motonobu, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại VN thẳng thắn cho biết các doanh nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu của Nhật tại VN đánh giá môi trường đầu tư tại VN tương đối tốt, nhưng với các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu nội địa như bán lẻ, dịch vụ thì đánh giá chưa tốt do gặp nhiều vướng mắc. Khẳng định doanh nghiệp Nhật chưa hài lòng với tính bất ổn trong cung cấp điện, hệ thống pháp luật cứng nhắc (gồm hệ thống thuế), lương tăng nhưng năng suất không tăng…

Khẳng định trong tháng 10-2013 VBF đã tổ chức khảo sát cộng đồng doanh nghiệp tại VN để biết tình hình tham nhũng ảnh hưởng thế nào đến họ mỗi ngày, báo cáo trước các quan chức Chính phủ VN, với sự hiện diện của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Tham luận của VBF nêu rõ có ba lĩnh vực Chính phủ cần ưu tiên chống tham nhũng, trong đó Hải quan là 55,2%, thuế 46,2% và quản lý đất đai 39,8%.

CẦM VĂN KÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên