19/06/2017 11:30 GMT+7

Ngành điện xóa độc quyền mới mong hiệu quả

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Để tạo ra thị trường cạnh tranh thực sự, ngành điện cần xóa độc quyền càng nhiều càng tốt mới mong thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm tăng năng suất, tăng hiệu quả hoạt động.

 


Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia và người dân xung quanh câu chuyện tái cơ cấu các doanh nghiệp ngành điện sau khi đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp EVN giai đoạn 2017-2020 được Chính phủ phê duyệt.

Ông Trần Viết Ngãi (Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam):

Đẩy mạnh cổ phần hóa đơn vị phát điện

Cần đẩy mạnh cổ phần hóa các đơn vị phát điện, những nhà máy thủy điện, nhiệt điện than phát triển ổn định rồi thì cổ phần hóa. Mục tiêu để tăng thêm vốn, thu hút nhà đầu tư để tăng hiệu quả phát điện, vừa có lãi, đảm bảo nguồn điện liên tục, ổn định. Nếu cổ phần hóa được các đơn vị phát điện cũng đã chiếm đến một nửa tài sản của EVN.

Thứ hai là hiện nay khâu phân phối chiếm nhiều người nhất, vì chưa tự động hóa được. Khâu đo và đọc côngtơ hiện mới chỉ là Hà Nội và TP.HCM có côngtơ điện tử, vẫn nhiều người đi thu tiền điện. Nếu có thể rút được khâu này 7.000-10.000 người, tức là tái cơ cấu hệ thống này, làm gọn lại thì cũng giảm được lượng rất lớn và cần tập trung vào khâu này.

Giáo sư Trần Đình Long (Phó chủ tịch Hội Điện lực):

Năng suất vẫn còn thấp, tập trung cải thiện

Với các công ty phân phối, tiến tới trong lộ trình thị trường cạnh tranh những công ty này sẽ trở thành những công ty mua, bán buôn có thể tham gia cạnh tranh sòng phẳng với nhau.

Mô hình này sẽ thúc đẩy thị trường phát điện cạnh tranh, đến giai đoạn thị trường bán buôn cạnh tranh thì không còn công ty bán buôn duy nhất, hiện chỉ do EVN quản lý mà tới đây sẽ có 5 công ty thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, năng suất lao động của EVN còn thấp so với khu vực, cạnh tranh chưa mang tính thực chất.

Do đó, với lộ trình cổ phần hóa các đơn vị phát điện, tiến tới chuyển đổi các công ty điện thành công ty phân phối bán buôn thì sẽ tạo cạnh tranh bằng năng suất lao động, quan tâm hơn cải thiện, hiện đại hóa lưới điện, hệ thống đo đếm và kinh doanh điện sẽ được cải thiện.

Như vậy các công ty phân phối mới cạnh tranh thực chất với nhau, còn hiện nay EVN vẫn đang dùng cơ chế giá điện nội bộ để điều tiết lợi ích và như vậy sẽ không thúc đẩy cạnh tranh.

 

Bao nhiêu năm qua tôi nghe nói nhiều về điện sẽ vận hành theo cơ chế thị trường, cạnh tranh... nhưng chỉ diễn ra ở một vài khâu nhỏ. Là người dân, tôi ủng hộ tái cơ cấu ngành điện, xóa bỏ sự độc quyền càng nhiều khâu càng tốt, từ đó cấp điện ổn định hơn và không tăng giá điện nữa. 

Bà Võ Kim Như (Gò Vấp, TP.HCM)

 

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên