19/12/2014 11:30 GMT+7

“Bão” đổ bộ các nền kinh tế Đông Nam Á

CHÂU LUÂN (Theo Barron's Asia)
CHÂU LUÂN (Theo Barron's Asia)

TTO - Các thị trường Đông Nam Á đang bị hút sâu vào vòng xoáy giá dầu giảm, cộng thêm áp lực từ triển vọng tăng lãi suất của Mỹ.

Barron’s Asia nhận định: “Kinh tế Đông Nam Á đang sống trong lo sợ” - Ảnh: Barron's Asia

 

“Tâm bão” tuần qua đã di chuyển đến quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn nhất Đông Á - Indonesia.

Không khó để lý giải cho những gì Indonesia đang phải gánh chịu, vì nước này là nhà xuất khẩu dầu khí lớn nhất khu vực.

Mượn thấp, đắp cao

Dầu Indonesia xuất sang Nhật Bản, Thái Lan, Úc và khí đốt cung cấp cho Nhật, Hàn Quốc. Nhưng nhờ gia tăng tiêu thụ trong nước và công suất lọc dầu thấp, Indonesia vẫn là nước nhập khẩu ròng từ năm 2004.

Chính phủ Indonesia trợ cấp giá nhiên liệu, thậm chí nếu cắt giảm trợ cấp thì giá dầu giảm vẫn đem lại thu nhập cho kho bạc nhà nước. Suy cho cùng, nếu giá dầu năm 2015 neo ở mức 53 USD/thùng, Morgan Stanley ước tính mức thâm hụt hiện tại của Indonesia sẽ giảm gần 40% - đó là tin tốt lành cho đồng rupiah.

Vậy rủi ro nào đang thực sự diễn ra? Indonesia sẽ khó thoát khỏi xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài dần rút chân ra khỏi những thị trường mới nổi nhiều bất ổn, trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006.

Ở giai đoạn lãi suất Mỹ gần bằng 0, giới đầu tư tranh thủ vay tiền đổ vào các thị trường phát triển nhanh, sinh lợi nhiều như Indonesia.

Tính trong năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua khoảng 4,4 tỉ USD cổ phiếu Indonesia - chiếm 40% khối lượng giao dịch hàng ngày. Người nước ngoài sở hữu gần 38% trái phiếu chính phủ Indonesia tính đến cuối tháng 10-2014 - tăng so với 32% cùng kỳ năm ngoái.

Một trong những hoạt động mậu dịch phổ biến nhất vài tháng qua là mượn đồng tiền châu Á có lãi suất thấp, như đồng won Hàn Quốc, ringgit Malaysia, đôla Singapore và Đài Loan để đầu tư vào những nơi có lãi suất cao hơn, Ấn Độ và Indonesia.

Tuy nhiên, những giao dịch này đang dần hạ nhiệt, điều này giải thích lý do tại sao sau khi tăng hơn 5% so với đồng won từ giữa tháng 10-2014, đồng rupee Ấn Độ tuần qua đã bốc hơi hơn 3% so với đồng tiền Hàn Quốc. 

"Đông Nam Á khủng hoảng theo mùa"

Đồng rúp Nga hiện rớt giá cũng nhanh chóng làm dấy lên ác mộng khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 có thể lặp lại lần nữa. Tuy nhiên hầu hết các nhà quan sát thị trường cho rằng khu vực này đang chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các áp lực vây quanh đồng tiền của họ.

Các nền kinh tế mới nổi như Indonesia và Thái Lan có vẻ đang chậm lại, nhưng vẫn cho thấy nhiều hứa hẹn hơn mức tăng trưởng zero hoặc tiêu cực của châu Âu và Nhật Bản.

Một số người tham gia thị trường tranh cãi cổ phiếu và đồng tiền của các quốc gia đó đang bị bán quá mức. Một số khác cẩn trọng hơn, chờ đợi biến động thị trường để "nằm vùng" trong vài năm tới.

Barron’s Asia cho rằng có thể giải thích nguyên nhân thực sự của cuộc khủng hoảng trong khu vực Đông Nam Á lúc này là theo mùa.

Nhiều khả năng qua năm mới, các nhà đầu tư sẽ quay trở lại Jakarta, Kuala Lumpur và Bangkok để tìm kiếm cổ phiếu và trái phiếu thực sự phản ánh được triển vọng kinh tế của khu vực.

Nhưng, sẽ phải thừa nhận rằng không ít nhà đầu tư còn phân vân có nên tiến tới hay án binh bất động chờ thời khi FED tăng lãi suất. Chỉ nói chắc một điều rằng năm 2015 sẽ là một năm "khó nhằn" cho giới đầu tư.

Tuần qua, chứng khoán Indonesia giảm khoảng 2% sau khi đồng rupiah rớt giá hơn 2,5% xuống mức thấp nhất kể từ năm 1988 - thời điểm Indonesia sa lầy trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và buộc phải tham gia gói cứu trợ 23 tỉ USD từ Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Bên cạnh đó, chứng khoán Thái Lan cũng giảm sâu 7% trong 5 ngày qua, thiệt hại nặng nhất là các công ty dầu khí lớn, như PTT và PTT Exploration and Production. Cổ phiếu Malaysia - một trong những nhà xuất khẩu ròng dầu thô của Đông Á - "bốc hơi" 3%, nâng tổng mức thất thoát lên 9% chỉ sau 3 tuần.

CHÂU LUÂN (Theo Barron's Asia)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên