25/08/2007 17:53 GMT+7

Nhà ga hành khách Quốc tế mới Tân Sơn Nhất hoạt động

Theo D.NGUYỄN; ảnh  HẢI TRIỀU- LÊ NAM/ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
Theo D.NGUYỄN; ảnh  HẢI TRIỀU- LÊ NAM/ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Trưa 14- 8- 2007, một chiếc máy bay của hãng vé rẻ Tiger Aiways khởi hành từ Sân bay quốc tế Changi (Singapore) đã trở thành khách hàng đầu tiên khai thác nhà ga hành khách quốc tế mới của Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

DJwIacXk.jpgPhóng to
Toàn cảnh nhà ga

Sau đó một ngày là hãng Mandarin Airlines xuất phát từ Cao Hùng, Đài Loan.

Sau ba năm xây dựng với tổng kinh phí 220 triệu USD (khoảng 3.300 tỉ đồng), gồm 85% từ nguồn vốn ODA của Nhật và 15% còn lại là vốn của Cụm cảng Hàng không miền Nam (SAA), nhà ga mới này mang đến cho sân bay Tân Sơn Nhất một diện mạo mới, hiện đại, hấp dẫn.

Tân Sơn Nhất hôm nay hoàn toàn khác hẳn với Tân Sơn Nhất buổi mới khai sinh hồi những năm 1930 và càng không giống với Tân Sơn Nhất của thời chiến tranh cách nay bốn thập niên. Nhà ga mới có khả năng phục vụ 8 - 10 triệu khách/năm.

Tính hiệu quả trong việc xử lý máy bay, hành khách và hành lý, hàng hóa của ga hành khách mới được nâng lên cao hơn hẳn so với nhà ga hàng không quốc tế hiện nay (sau này sẽ chuyển thành nhà ga phục vụ các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco).

SzMuw6jq.jpgPhóng to chUM9xT5.jpg
Nơi làm thủ tục Kiến trúc bên trong
WFOKhzbH.jpg 3mxyafVN.jpg
Bên ngoài phòng chờ Bên trong nhà ga

Với tám cầu lồng hàng không (bốn cái nhiều hơn ở nhà ga hiện nay) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400; Boeing 777-200/300; Airbus A 340-300/500/600 và Boeing 767, kể cả việc cấp khí lạnh, điện và nước; mặt bằng sử dụng gần 93.000m2 tỏa rộng ở bốn tầng, hiện nhà ga mới có khả năng xử lý tức thời những chuyến bay lên lịch của các hãng Tiger Airways; Mandarin Airlines; Shenzhen Airlines và Royal Brunei Airlines.

Bj5TGBrv.jpgPhóng to 2sReRq1E.jpg
2uYh4NW3.jpg eb5su2UA.jpg

Kể từ ngày 28- 8, hành khách đáp máy bay của Air France đi Bangkok và Paris sẽ làm thủ tục check-in ở các quầy từ số 13 đến số 20 ở dãy B của nhà ga mới này. Đến ngày 30/8, có thêm khách hàng lớn là hãng Thai Airways International (hiện là một trong số ít những hãng có hơn 25 chuyến bay hàng tuần đến Tân Sơn Nhất và Nội Bài). Sau đó tất cả 35 hãng hàng không khu vực và quốc tế đang sử dụng nhà ga quốc tế hiện nay sẽ chuyển hoạt động sang nhà ga mới.

Y7BccxrY.jpgPhóng to 28ww3eft.jpg
Hành lang bên ngoài Vườn hoa

Với thêm một nhà ga hành khách quốc tế, hai đường băng đạt chuẩn quốc tế, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển hàng không của Việt Nam.

Ông Nguyễn Nguyên Hùng, Tổng giám đốc Cụm cảng Hàng không miền Nam (SAA) nói rằng nhà ga mới này đáp ứng ngay được sự tăng trưởng thị trường hàng không, dù có tốc độ tăng trưởng cao 50%-60% và thậm chí tăng 80%-90% thì nhà ga vẫn không sợ bị quá tải. Và như vậy Tân Sơn Nhất có điều kiện hội nhập quốc tế tốt hơn, có thể phục vụ mỗi năm khoảng 15 triệu-17 triệu hành khách.

“Theo tôi, đây là nhà ga có quy trình công nghệ không chỉ hiện đại mà còn rất tiện lợi cho hành khách được thể hiện ở chỗ hành khách dễ di, dễ đến, không phải tìm, không bị lạc. Bạn là hành khách đáp máy bay chắc chắn nghĩ rằng một nhà ga hiện đại mà không tiện dụng cho hành khách thì nó không thực sự hiệu quả”, ông Hùng nói.

tT7L3hwK.jpgPhóng to
Đêm ở nhà ga

Nhà ga mới có bốn tầng với tổng diện tích 92.900m2. Lầu 1 (25.550m2) là hệ thống phòng chờ ra máy bay được thiết kế hiện đại, đầy đủ dịch vụ. Có các băng tải dành cho hành khách nhập cảnh di chuyển.

Với diện tích 26.900m2, lầu 2 - nơi hành khách làm thủ tục - có 80 quầy check-in đủ khả năng xử lý 1.770 khách/giờ và mỗi hành khách chỉ mất từ 2 - 3 phút để hoàn tất thủ tục xuất cảnh; bốn băng chuyền chất dỡ hành lý (300 kiện/chuyến); hệ thống kiểm tra an ninh; hệ thống dò kim loại; cổng từ trường; 36 quầy kiểm tra xuất-nhập cảnh ở khu vực đi; 40 quầy kiểm tra xuất-nhập cảnh và 20 quầy hải quan ở khu vực đến; các hệ thống băng chuyền tự động dành cho hành khách (automatic people mover, APM); bưu điện, Internet Wifi, trạm thông tin du lịch-lữ hành, ngân hàng, cửa hàng miễn thuế.

Không thiếu sáu phòng chờ dành cho khách hạng nhất và hạng thương nhân của các hãng hàng không. Lầu 3 có diện tích 8.300m2, là nơi bố trí văn phòng của các hãng hàng không, khu vực dành cho khách trễ chuyến bay nghỉ ngơi với các dịch vụ của nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, dịch vụ massage… Ở vòng ngoài có sân đậu xe rộng 30.000m2.

fpCU3cx5.jpgPhóng to xivvGAsL.jpg
Đường vượt bên ngoài nhà ga Nhà ga nhìn từ trên cao

Ông Hùng nói rằng việc xây dựng và khai thác hiệu quả nhà ga quốc tế mới còn tạo điều kiện để SAA nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung chuẩn bị đầu tư xây dựng sân bay quốc tế mới ở Long Thành với công suất dự kiến 80 triệu - 100 triệu hành khách/năm.

Trong khi chờ sân bay mới này thì Tân Sơn Nhất vẫn sẽ là cổng vào chính của Việt Nam, nơi mà những con chim sắt của rất nhiều hãng hàng không nổi tiếng thế giới vẫn bay đến như Air France-KLM; Lufthansa; United Airlines, Qatar Airways, Cathay Pacific; ANA, Air China, JAL, Korean Air, Asiana, Air China, China Airlines và những hãng hàng không quốc gia của các nước thành viên khối ASEAN. Tân Sơn Nhất nay còn là điểm đến của nhiều hãng vận chuyển hàng hóa lẫn những hãng vé rẻ Tiger Airways, Jetstar International; Jetstar Asia và Bangkok Airways.

Hiện nay trung bình mỗi ngày Tân Sơn Nhất xử lý 260 chuyến bay, trong tương lai không xa sẽ là 400 chuyến/ngày.

Theo D.NGUYỄN; ảnh  HẢI TRIỀU- LÊ NAM/ Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên