13/11/2005 20:05 GMT+7

Cuối tuần lại đón chợ phiên

MINH PHÚC
MINH PHÚC

TTO - Không phải chờ đến phiên chợ thứ 7 thì chợ phiên cuối tuần TP.HCM mới được chào đón rộn rịp. Số lượng khách đến chợ mỗi phiên một tăng và những ấn tượng từ sản phẩm mang sắc vóc của hình thức thương mại du lịch mới này đã thật sự là một điểm hẹn không thể bỏ qua.

xcgMi0V2.jpgPhóng to
Vinamit quảng bá thương hiệu và sản phẩm tại chợ phiên. Ảnh M.P
TTO - Không phải chờ đến phiên chợ thứ 7 thì chợ phiên cuối tuần TP.HCM mới được chào đón rộn rịp. Số lượng khách đến chợ mỗi phiên một tăng và những ấn tượng từ sản phẩm mang sắc vóc của hình thức thương mại du lịch mới này đã thật sự là một điểm hẹn không thể bỏ qua.

Chợ phiên giữa Sài Gòn

Lần thứ 7 của chợ phiên cũng đầy hào hứng với các hoạt động thương mại, văn hoá, ẩm thực. Mới hai ngày rưỡi mà phiên chợ đã thu hút trên 2.000 lượt khách. Điểm hẹn chợ phiên cuối tuần được UBNDTP cho phép đầu tư phục vụ tại khu B công viên 23-9 trong suốt 2 năm (phiên đầu tiên tổ chức tại khu A công viên 23-9), địa điểm này cũng là nơi phục vụ rất thuận lợi cho du khách nước ngoài.

Các gian hàng của các doanh nghiệp với sản phẩn hàng VNCLC hầu như lúc nào cũng đông khách. Tại gian hàng gốm Thượng Nguyên, nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú với những sản phẩm thủ công được trưng bày ở đây với giá cả rất hàng VNCLC. Giám đốc gốm Thượng Nguyên cho biết, các ngày diễn ra chợ phiên, có khi gian hàng của anh đón hàng trăm du khách nước ngoài..

A7L8vtg3.jpgPhóng to BUHBHqlp.jpg
Tượng người nghệ thuật tại chợ phiên. Ảnh M.P Hồn nhiên với trò nhảy sạp. Ảnh: M.P

Tại khu vực ẩm thực, với hình thức chủ yếu là giới thiệu các món ẩm thực dân gian vùng miền, nhiều du khách dã rất xúc động khi tìm lại cho mình món ăn quen thuộc của vùng quê mình mà đã xa từ lâu. Hình thức này cũng là một trong các hình thức quảng bá du lịch cho các vùng miền, khách du lịch có thể chọn cho mình các món ăn đặc sắc và dễ ghi nhớ ở mỗi vùng miền mình đi qua. theo BTC hội chợ, món ăn tại đây đảm bảo vệ sinh, chất lượng cũng như giá cả, không doanh nghiệp nào dám bán đắt, vì như thế sẽ bị khuyến cáo...

Tại khu trò chơi dân gian, mỗi tuần chợ phiên đều có các trò chơi mới để tạo khí thế: nhảy sạp, bắn cung, ô quan, đi cầu tre... Tại chợ phiên, còn có hình ảnh tượng người nghệ thuật do Hội Mỹ thuật và ĐH Mỹ thuật trình diẫn trong suốt các đêm của chợ phiên, các chương trình tam tấu cổ điển, chương trình múa rối nụ cười của IDECAF dành cho thiếu nhi vào các sáng chiều... Cả việc tổ chức từng đoàn nghệ sĩ Digan đi vòng quanh hát lang thang...

BTC hội chợ cho biết: bản thân tên gọi chợ phiên đã chứa đựng một ý nghĩa văn hoá rất bản sắc, vậy nên, đến với chợ phiên, bất cứ người khách nào cũng sẽ cảm nhận được họ đến với chợ, không chỉ để mua sắm mà còn có các hoạt động văn hoá phong phú khác, vì thế chợ phiên không để trống chương trình.

7yjHUkHn.jpgPhóng to
Hàng may mặc của các doanh nhgiệp VN. Ảnh: M.P
Ngôi nhà chung cho hàng VNCLC

Đầu tháng 9, phiên chợ cuối tuần khai mạc lần đầu tiên tại công viên 23-9 thu hút 250.000 lượt người đến tham quan, mua sắm. Phiên chợ lần đầu tiên này đã được người tiêu dùng đánh giá khá thành công. Nhiều doanh nghiệp hàng VNCLC đã tận dụng được lợi thế riêng của chợ phiên, giới thiệu sản phẩm mới đến với người tiêu dùng.

Hàng VNCLC đã có ngôi nhà chung, nhiều người gọi chợ phiên như vậy khi đi vài lần, thấy các sản phẩm tại đây đều là hàng VN, với giá cả rất thích hợp lại có nhiều mặc hàng mới.

Cũng ngay lần đầu tiên, BTC chợ phiên đã nhận các ý kiến đánh giá với sự cầu thị. Có nhiều ý kiến cho rằng, song song với hình thức thương mại thì chợ phiên sẽ không khác mấy với các hình thức hội chợ, chợ đêm... có mặt hầu như thường xuyên trên địa bàn TP.HCM. Vậy thì chợ phiên, liệu có sống được lâu?

Ông Lê Xuân Khuê, Phó chủ nhiệm CLB Doanh nghiệp hàng VNCLC, thành viên ban tổ chức chợ phên nói: "BTC đã từng chi 40 triệu đồng cho việc in tờ rơi để quảng bá chợ phiên, mặt bằng cho doanh nghiệp thuê chỉ 2,5 triệu đồng/gian... Phải có "máu" mới tổ chức được và làm cho nó sống lâu...".

qCPU44RQ.jpgPhóng to
Khách nước ngoài tại hàng gốm Thượng Nguyên. Ảnh: M.P
Cái "máu" mà ông Khuê nói, sôi sục từ rất lâu với những người nhìn thấy TP.HCM, trong rộn ràng các hoạt động dịch vụ thương mại, vẫn còn thiếu một hoạt động mang tính thường xuyên, kích thích cả nhu cầu của người tiêu dùng lẫn kích hoạt cho các doanh nghiệp VN.

Ý tưởng chợ phiên đã có từ rất lâu nhưng mãi đến gần cuối năm nay mới hoạt động được, dĩ nhiên, phụ thuộc vào kinh phí là một phần rất lớn cho việc ra đời. Đến khi qua 7 kỳ, đã đi vào nền nếp, đã trở thành thói quen của người dân thành phố và khách du lịch đến với thành phố nhưng "... UBNDTP phải tính khoản tài trợ, bù lỗ vì chợ phiên không tính vé vào cổng cho khách, mặt bằng cho doanh nghiệp thuê cũng rẻ".

Tại phiên chợ lần 7, doanh nghiệp hàng VNCLC Vinamit đã mở đầu cho phát pháo quảng báo sản phẩm. Lần quảng bá đầu tiên này, theo BTC, Vinamit đã rất thành công. Cũng bắt đầu từ phiên chợ này, lần lượt các doanh nghiệp khác sẽ thay nhau quảng bá sản phẩm của mình. Chợ phiên tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu và bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc ra mắt các sản phẩm mới ngày một chất lượng để đi vào cuộc sống của người tiêu dùng.

Chỉ có một điều đáng tiếc, các công ty du lịch chưa khai thác được tiềm năng du lịch trong các kỳ chợ phiên này.

MINH PHÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên