17/10/2005 14:31 GMT+7

Thị trường da giày nội địa lại gặp khó

Theo VnExpress
Theo VnExpress

Theo các doanh nghiệp ngành da giày, phát triển thị trường nội địa là biện pháp tốt nhất để giải quyết những khó khăn của ngành trước nguy cơ giày da mũ VN có thể bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường xuất khẩu chính châu Âu (EU). Tuy nhiên, cái khó lớn nhất hiện nay là thiếu kênh phân phối hàng.

TRdPdz3W.jpgPhóng to
Sản phẩm giày dép Trung Quốc, Đài Loan giá rẻ đang chiếm vị thế trong các kênh phân phối hàng hóa trên thị trường VN - Ảnh: M.PHÚC
Theo các doanh nghiệp ngành da giày, phát triển thị trường nội địa là biện pháp tốt nhất để giải quyết những khó khăn của ngành trước nguy cơ giày da mũ VN có thể bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường xuất khẩu chính châu Âu (EU). Tuy nhiên, cái khó lớn nhất hiện nay là thiếu kênh phân phối hàng.

Thị trường nội địa - khó chen chân

Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần xúc tiến công nghệ ngành da giày (VSP), cho biết, hầu hết các doanh nghiệp ngành giày, nhất là những đơn vị có quy mô sản xuất vừa và nhỏ hiện rất lo lắng cho mùa vụ năm sau, vì sợ thiếu đơn hàng. Trong khi đó, đối tác vẫn còn e ngại đợi đến khi kết quả điều tra vụ kiện công mới ký hợp đồng.

Đứng trước tình hình vô cùng éo le này, nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến biện pháp quay về khai phá thị trường nội địa, đồng thời tìm kiếm thị trường mới để mong có thêm cơ hội bán hàng. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải ai cũng có đủ khả năng. Từ trước đến nay, họ chỉ chú trọng vào thị trường xuất khẩu, gia công hay sản xuất cũng toàn là sản phẩm xuất sang EU, Mỹ, Đông Âu...

Trong khi đó, ở thị trường nội địa, hàng Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia đã chiếm dụng hầu hết thị phần. Duy chỉ có một phần rất nhỏ dành cho nhà sản xuất trong nước đã xây dựng được thương hiệu như: Vina Giày, T & T, Bitis... Giờ đây, doanh nghiệp muốn chen chân vào thị trường ngay trên sân nhà cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Ông Nguyễn Quang Huy, phụ trách phát triển thị trường nội địa của Công ty Giày An Lạc, cho biết, từ trước đến nay sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang EU và một số nước trong khu vực châu Á.

Giày An Lạc đã khám phá thị trường nội địa cách đây 3 năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, công ty chỉ bán một mặt hàng duy nhất là giày vải. Đến nay, sản phẩm da giày mũ của VN có nguy cơ bị áp thuế bán phá giá tại thị trường EU, không ít thì nhiều da giày VN sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, Giày An Lạc có kế hoạch xâm nhập sâu hơn vào thị trường nội bằng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, công ty sẽ hướng đến giới học sinh, sinh viên với những mẫu mã đa dạng phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng trẻ tuổi.

Theo ông Huy, xu hướng của khách hàng hiện nay thích sử dụng hàng VN hơn hàng ngoại nhập. Hướng đi của công ty là đáp ứng được yêu cầu, sở thích của người tiêu dùng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.

Kênh phân phối hàng, không dễ?

Cái khó nhất hiện nay là thị trường VN chưa có một kênh phân phối hàng chuyên nghiệp như các nước trên thế giới. Sản phẩm Giày An Lạc tuy đã có mặt ở các cửa hàng thuộc hệ thống Vina Giày, siêu thị Metro, Vinatex. Đặc biệt, vào trung tuần tháng 10 vừa qua, công ty đã mở tổng đại lý tại Hà Nội để đưa sản phẩm giày vải ra thị trường các tỉnh phía Bắc.

"Nhưng so với tiềm năng của thị trường trong nước, các hệ thông phân phối trên chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, để xây dựng một hệ thống phân phối riêng rất tốn kém nên vẫn gặp nhiều khó khăn ngay trên sân nhà", ông Huy nói.

Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu dệt may da giày Sài Gòn (Wec Saigon), kiêm phó chủ tịch Hiệp hội da giày TP.HCM (SLA) - Diệp Thành Kiệt cho rằng, trong sản xuất kinh doanh thường mỗi doanh nghiệp có một hướng đi khác nhau. Nói đến thị trường nội địa, trên thực tế sản phẩm da giày đã bỏ ngõ.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề, không phải doanh nghiệp nào cũng chú trọng vào xuất khẩu, bỏ quên thị trường nội địa. Mà khó khăn lớn nhất đối với nhà sản xuất vẫn là khâu đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ trước đến nay chỉ chú trọng vào việc tìm đơn hàng gia công. Trong khi đó, những người làm hàng nội địa vừa sản xuất vừa phân phối hàng.

So với các nước trên thế giới luôn có sự phân biệt rõ ràng. Có nghĩa, nhà phân phối không làm sản xuất và ngược lại. Trong khi đó, VN thiếu kênh phân phối chuyên nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu muốn khai thác trở lại thị trường nội địa không có kênh tiêu thụ hàng, vì khó lập được hệ thống phân phối riêng cho mình.

"Để xây dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí. Trong khi, hơn 70% doanh nghiệp sản xuất giày VN hiện nay có quy mô vừa và nhỏ", ông Kiệt phân tích. Theo ông, trước đây hiệp hội đã có kế hoạch liên hệ với một số kênh phân phối hàng trên thị trường nội như: siêu thị cùng với hệ thống cửa hàng của các đơn vị trong ngành có thương hiệu mạnh (Vina Giày, T & T, Bitis...). Các đơn vị này đã chấp nhận đưa những nhãn hiệu khác vào phân phối.

Tuy nhiên, sau khi bàn bạc nhiều nhà sản xuất đã phản đối. Họ cho rằng, đây không phải là kênh phân phối chuyên nghiệp, bởi nhà phân phối đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh.

Đơn cử như hệ thống phân phối của Vina Giày, nếu trong cửa hàng có nhiều nhãn hiệu khác nhau khi khách vào chọn mua chắc chắn nhân viên sẽ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất chứ không thể bán hàng thay cho người khác.

Như thế, sản phẩm của các nhà sản xuất không siêu thị trên địa bàn chưa phải là kênh phân phối sản phẩm này. Đặc biệt, trên các kệ của siêu thị chủ yếu là sản phẩm mang nhãn mác hàng ngoại nhập.

Theo VnExpress
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên