21/03/2016 11:12 GMT+7

Nước mặn tàn phá “vương quốc trái cây”

VÂN TRƯỜNG
VÂN TRƯỜNG

TT - Tiền Giang và Bến Tre là hai tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái rất lớn, được xem là “vương quốc trái cây” ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng những vườn cây ăn trái trĩu quả này đang phải đối diện với sự tàn phá dữ dội từ hạn mặn lịch sử.

Vườn bưởi da xanh hơn 100 cây của ông Ngô Văn Bằng (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) tưới nước bị nhiễm mặn nên trái rụng la liệt. Ông Bằng cho biết số lượng bưởi non rụng những ngày qua đã hơn 1.000 trái - Ảnh: Vân Trường
Vườn bưởi da xanh hơn 100 cây của ông Ngô Văn Bằng (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) tưới nước bị nhiễm mặn nên trái rụng la liệt. Ông Bằng cho biết số lượng bưởi non rụng những ngày qua đã hơn 1.000 trái - Ảnh: Vân Trường

Những loại trái cây đặc sản như: bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài từ Chợ Lách, Ngũ Hiệp, Tam Bình, Tân Phong… không chỉ có mặt ở tất cả thị trường trong nước mà còn được tiêu thụ nhiều nơi trên thế giới.

Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre không chỉ có vườn cây ăn trái 8.000ha rất nổi tiếng với địa danh Cái Mơn, mà còn là nơi sản xuất cây ăn trái giống và hoa kiểng cung cấp cho các tỉnh phía Nam với khoảng 17 triệu cây giống, 12 triệu hoa kiểng mỗi năm. Ở bên kia sông là hơn 60.000ha cây ăn trái của tỉnh Tiền Giang, nhiều nhất là sầu riêng, chôm chôm, vú sữa…

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lấy mẫu nước tại xã Phú Sơn để đo độ mặn - Ảnh: Vân Trường
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lấy mẫu nước tại xã Phú Sơn để đo độ mặn - Ảnh: Vân Trường

Những năm trước đây, dù nước mặn cũng xâm nhập sâu vào đất liền 50-60km nhưng chưa vươn tới vùng chuyên canh cây ăn trái này. Thế nhưng từ Tết Bính Thân 2016 đến nay, nước mặn đột ngột “đánh úp” các con rạch trên sông Tiền, sông Hàm Luông rồi len lỏi vào tận vườn cây ăn trái. Nông dân không biết nước bị nhiễm mặn nên vẫn bơm, tưới cây bình thường. Cây ăn trái giống còn non, chịu mặn kém nên bị vàng lá rồi chết khô chỉ sau vài ngày. Hiện nay đã tới lượt các vườn cây ăn trái bị héo lá, rụng trái. Những vườn bị nhiễm mặn ít thì trái đèo đẹt, không lớn nổi.

Đến nay, hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã ghi nhận hàng triệu cây giống và hoa kiểng bị thiệt hại, hàng ngàn hecta cây ăn trái bị nhiễm mặn có nguy cơ mất mùa, thậm chí mất cả vườn. Con số cây chết, trái rụng, số tiền thiệt hại do nước nhiễm mặn cứ tăng lên từng ngày. Số gia đình rơi vào cảnh nợ nần, khánh kiệt cũng tăng theo. Những ngày này, nông dân trồng cây ăn trái ở đây đang cố vùng vẫy tự cứu mình. Thiệt hại chỉ mới xảy ra chưa được một tháng, trong khi đó ngành khí tượng thủy văn dự báo phải tới tháng 6-2016 mới có mưa. Thiệt hại của vườn cây ăn trái sẽ lớn gấp hàng trăm lần so với cây lúa. Chúng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt khắc khổ của những nông dân lam lũ tại “vương quốc trái cây”.

Mỗi ngày có hàng chục nông dân ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lấy nước trong vườn cây ăn trái và trên rạch gần nhà cho vào chai rồi mang đến Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nhờ đo độ mặn - Ảnh: Vân Trường
Mỗi ngày có hàng chục nông dân ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lấy nước trong vườn cây ăn trái và trên rạch gần nhà cho vào chai rồi mang đến Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nhờ đo độ mặn - Ảnh: Vân Trường
Những chai nước xếp hàng chờ đo độ mặn ở Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, Bến Tre - Ảnh: Vân Trường
Những chai nước xếp hàng chờ đo độ mặn ở Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, Bến Tre - Ảnh: Vân Trường
Bưởi da xanh ở
Bưởi da xanh ở "vương quốc trái cây" Bến Tre và Tiền Giang thường nặng trên 1kg/trái. Do ảnh hưởng hạn hán và nhiễm mặn nên hiện nay chỉ đạt trên dưới 0,5kg/trái - Ảnh: Vân Trường
Hặn mặn lịch sử ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy bao gia đình vào hoàn cảnh nợ nần - Ảnh: Vân Trường
Hặn mặn lịch sử ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy bao gia đình vào hoàn cảnh nợ nần - Ảnh: Vân Trường
Để tự cứu mình, rất nhiều nông dân trồng cây ăn trái ở Tiền Giang và Bến Tre đã tìm mua máy đo độ mặn về đo cho vườn của mình và giúp bà con lối xóm. Trong ảnh: ông Trần Văn Cấm (phải, ở ấp Bình Hòa B, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đo độ mặn ở con rạch cạnh vườn sầu riêng của mình chiều 18-3. Lúc này nước mặn tới 1,1g/lít. Nếu dùng nước này tưới sầu riêng thì cây sẽ rụng lá, suy kiệt và chết - Ảnh: Vân Trường
Để tự cứu mình, rất nhiều nông dân trồng cây ăn trái ở Tiền Giang và Bến Tre đã tìm mua máy đo độ mặn về đo cho vườn của mình và giúp bà con lối xóm. Trong ảnh: ông Trần Văn Cấm (phải, ở ấp Bình Hòa B, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đo độ mặn ở con rạch cạnh vườn sầu riêng của mình chiều 18-3. Lúc này nước mặn tới 1,1g/lít. Nếu dùng nước này tưới sầu riêng thì cây sẽ rụng lá, suy kiệt và chết - Ảnh: Vân Trường
Ông Trần Văn Cấm ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đắp cống ngăn nước mặn từ rạch rò rỉ vào vườn sầu riêng của mình. Trong mương vườn không còn nước nhưng ông cũng không dám lấy nước bên ngoài rạch để tưới sầu riêng vì nước mặn tới 1,1g/lít - Ảnh: Vân Trường
Ông Trần Văn Cấm ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đắp cống ngăn nước mặn từ rạch rò rỉ vào vườn sầu riêng của mình. Trong mương vườn không còn nước nhưng ông cũng không dám lấy nước bên ngoài rạch để tưới sầu riêng vì nước mặn tới 1,1g/lít - Ảnh: Vân Trường
Ông Phạm Văn Phe ở xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre sản xuất gần 30.000 cây mít và chanh giống. Bốn bề sông, rạch quanh nhà ông đều bị nhiễm mặn nên đã có hơn phân nửa cây giống bị vàng lá, rụng lá. Ông vội thuê thợ khoan ba giếng tầng nông (sâu 20m) để tìm nước ngọt. Mặc dù chỉ được một cái có nước nhưng lại nhiễm sắt, phèn rất nặng. Ông lại đào ao, trải bạt ni-lông rồi bơm nước giếng vào chờ cho lắng cặn xuống rồi mới dám dùng tưới cây - Ảnh: Vân Trường
Ông Phạm Văn Phe ở xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre sản xuất gần 30.000 cây mít và chanh giống. Bốn bề sông, rạch quanh nhà ông đều bị nhiễm mặn nên đã có hơn phân nửa cây giống bị vàng lá, rụng lá. Ông vội thuê thợ khoan ba giếng tầng nông (sâu 20m) để tìm nước ngọt. Mặc dù chỉ được một cái có nước nhưng lại nhiễm sắt, phèn rất nặng. Ông lại đào ao, trải bạt ni-lông rồi bơm nước giếng vào chờ cho lắng cặn xuống rồi mới dám dùng tưới cây - Ảnh: Vân Trường
Khoảng một tháng qua bà Nguyễn Thị Lan ở xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã phải thu dọn 13.000 cây chôm chôm giống, 15.000 cây bưởi da xanh giống, 4.500 cây sầu riêng giống và 8.000 cây mít giống bị chết vì lỡ tưới bằng nước nhiễm mặn. Bà Lan cho biết giá trị số cây giống chết lên đến hàng trăm triệu đồng - Ảnh: Vân Trường
Khoảng một tháng qua bà Nguyễn Thị Lan ở xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã phải thu dọn 13.000 cây chôm chôm giống, 15.000 cây bưởi da xanh giống, 4.500 cây sầu riêng giống và 8.000 cây mít giống bị chết vì lỡ tưới bằng nước nhiễm mặn. Bà Lan cho biết giá trị số cây giống chết lên đến hàng trăm triệu đồng - Ảnh: Vân Trường
Mới dọn xong vườn sầu riêng bị rụng trái xong, ông Huỳnh Kim Đoan ở xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lại tiếp tục đốn bỏ vườn chôm chôm bị nhiễm mặn đang chết dần. Ông bảo mùa nắng này để lá khô, cây khô trong vườn rất dễ xảy ra hỏa hoạn nên ông chủ động đốn cây rồi đốt diệt mầm bệnh luôn - Ảnh: Vân Trường
Mới dọn xong vườn sầu riêng bị rụng trái xong, ông Huỳnh Kim Đoan ở xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lại tiếp tục đốn bỏ vườn chôm chôm bị nhiễm mặn đang chết dần. Ông bảo mùa nắng này để lá khô, cây khô trong vườn rất dễ xảy ra hỏa hoạn nên ông chủ động đốn cây rồi đốt diệt mầm bệnh luôn - Ảnh: Vân Trường
Người dân ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang dùng tấm bạt ni-lông chắn ngang cống để ngăn nước mặn từ sông chảy vào rạch để bảo vệ những vườn sầu riêng bên trong. Tuy nhiên cách làm này không tránh được tình trạng nước mặn rò rỉ vào mương vườn - Ảnh: Vân Trường
Người dân ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang dùng tấm bạt ni-lông chắn ngang cống để ngăn nước mặn từ sông chảy vào rạch để bảo vệ những vườn sầu riêng bên trong. Tuy nhiên cách làm này không tránh được tình trạng nước mặn rò rỉ vào mương vườn - Ảnh: Vân Trường
Một số hộ trồng sầu riêng ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang xử lý ra trái sớm nên khi nước mặn xâm nhập vào vườn thì trái sắp đến kỳ thu hoạch. Trong ảnh: thu hoạch dầu riêng ở vườn của ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Tây Hòa. Do khan hiếm sầu riêng cung cấp cho thị trường nên thương lái mua tại vườn tới 45.000 đồng/kg - Ảnh: Vân Trường
Một số hộ trồng sầu riêng ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang xử lý ra trái sớm nên khi nước mặn xâm nhập vào vườn thì trái sắp đến kỳ thu hoạch. Trong ảnh: thu hoạch dầu riêng ở vườn của ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Tây Hòa. Do khan hiếm sầu riêng cung cấp cho thị trường nên thương lái mua tại vườn tới 45.000 đồng/kg - Ảnh: Vân Trường

 

 

VÂN TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Tin cùng chuyên mục