26/06/2017 16:32 GMT+7

​‘Cuộc chiến’ việc làm và các chỉ số IQ, EQ

D. KIM THOA (tổng hợp)
D. KIM THOA (tổng hợp)

TTO - Khi công nghệ ngày càng phát triển, đòi hỏi của các 'sếp' với người lao động cũng ngày càng cao hơn, nếu chỉ có IQ, liệu con người thực có hơn gì cỗ máy?

Tại các nước ASEAN, gần một nửa dân số đang ở độ tuổi dưới 30, đây là cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ trong lĩnh vực lao động và việc làm - Ảnh: Reuters
Tại các nước ASEAN, gần một nửa dân số đang ở độ tuổi dưới 30, đây là cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ trong lĩnh vực lao động và việc làm - Ảnh: Reuters

Để thành công, IQ thôi chưa đủ, cần phải thêm EQ

Ông Laszlo Bock, người phụ trách tuyển dụng nhân sự tại Google cho rằng “mặc dù thành tích về điểm số là rất cần” nhưng công ty của ông cũng đang tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng mềm như “năng lực lãnh đạo, đức khiêm tốn, tinh thần hợp tác, khả năng thích ứng linh hoạt và yêu thích học hỏi và tái đào tạo.

Tuy nhiên các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia điều tra của Weforum cho rằng, hệ thống giáo dục hiện nay đang không cung cấp cho người lao động những kỹ năng mà giới chủ doanh nghiệp cần.

Ngay cả ở Singapore, quốc gia được cho là có những đứa trẻ thông minh nhất thế giới và luôn giành được thứ hạng cao trong điểm số PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện) thì năm 2015 vẫn ghi nhận tình trạng thiếu tới 30% nhân sự có kỹ năng đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng.

Báo cáo của Weforum liệt kê “Trí tuệ cảm xúc - EQ” nằm trong 10 kỹ năng hàng đầu giới trẻ cần được trang bị ở giai đoạn năm 2020.  

Có thể thấy là để chuẩn bị cho môi trường làm việc trong tương lai, ngoài kiến thức chuyên môn về học vấn, giới trẻ vẫn cần trang bị những kỹ năng mềm nói một cách khác là thông minh cảm xúc (EQ).

Khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều cơ hội việc làm mới cũng đã xuất hiện trên toàn khu vực Đông Nam Á - Ảnh: Reuters
Khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều cơ hội việc làm mới cũng đã xuất hiện trên toàn khu vực Đông Nam Á - Ảnh: Reuters

 

Châu Á đang chuyển đổi triết lý giáo dục

Nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ để có một công ăn việc làm, người trẻ có thể chỉ cần có mức IQ tốt. Nhưng để được thăng tiến trong sự nghiệp, họ dứt khoát phải tập trung vào phát triển các kỹ năng mềm và cần phát triển chúng càng sớm càng tốt, ngay khi còn trên ghế nhà trường vì việc đó rất mất thời gian.

Thực tế cho thấy đã có những dấu hiệu chứng tỏ các chính phủ ở châu Á đã bắt đầu nhận thức được rằng chỉ trang bị các kỹ năng học vấn thôi là chưa đủ. Như Indonesia chẳng hạn, tổng thống nước này, ông Joko Widodo, sau chuyến công du tới châu Âu đã kêu gọi các bộ trưởng giáo dục và kinh tế nước này cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo Indonesia có một “lực lượng lao động sẵn sàng làm việc”.

Trên tất cả trẻ cần có khả năng học cách học và giao tiếp xã hội, một năng lực cần sớm được trang bị. Hệ thống giáo dục cần phải thay đổi từ lối học vẹt kiểu từ chương sang cách cung cấp các kỹ năng giải quyết vấn đề và những kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng xã hội, trí tuệ cảm xúc, thúc đẩy quá trình tích lũy những kỹ năng ấy thông qua các cơ hội học tập ở trường, ở nhà và trong môi trường thực tế.

Trên toàn thế giới, khoảng 7 triệu việc làm trong lĩnh vực hành chính, văn phòng có thể biến mất do sự phát triển và thay đổi của công nghệ - Ảnh: Reuters
Trên toàn thế giới, khoảng 7 triệu việc làm trong lĩnh vực hành chính, văn phòng có thể biến mất do sự phát triển và thay đổi của công nghệ - Ảnh: Reuters

Thay vì khăng khăng chú trọng phát triển cho trẻ đơn thuần về trí thông minh, hi vọng con đạt được điểm số thật cao hay có những thành tích xuất sắc tạm thời, thì phát triển IQ song song với EQ sẽ mang đến cho trẻ một sự thành công vững chắc và lâu dài trong tương lai khi lớn lên trẻ thông qua việc phát triển dựa  trên 6 kỹ năng: tư duy phản biện, khả năng tập turng, khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác và sự đồng cảm.

Nhà giáo dục John Amos Comenius, qua đời năm 1670 và thường được mô tả như vị cha đẻ của triết lý giáo dục hiện đại từng nói: “Nếu anh nói cho trẻ biết, chúng sẽ quên. Nếu anh chỉ cho trẻ thấy, chúng sẽ nhớ. Nếu anh kéo trẻ vào làm cùng, trẻ sẽ học”.

Do đó hãy tạo điều kiện trải nghiệm thực tế ở giai đoạn tương đối sớm với người trẻ để họ phát triển các kỹ năng mềm, trải nghiệm đời sống xã hội và xác định rõ những ước mơ nghề nghiệp để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Một khảo sát gần đây thuộc công ty nghiên cứu thị trường uy tín LighSpeed của Singapore, được thực hiện với 3.700 người mẹ tại 6 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, the Philippines and Malaysia) hé lộ một kết quả thú vị.

Theo đó, có đến 74% người mẹ được khảo sát ở Việt Nam cho biết mình “tự tin” hoặc “rất tự tin” về sự thành công của con trẻ trong tương lai. Thống kê từ khảo sát cũng cho thấy có 67% người mẹ Việt Nam tin rằng điều quan trọng nhất tạo dựng nên thành công cho con trong tương lai chính là “chìa khóa vàng” mang tên trí tuệ cảm xúc (EQ).

D. KIM THOA (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên