17/04/2015 12:03 GMT+7

"5 lý do để giao cho Bộ LĐTB và XH": chưa thuyết phục

NGỌC HÀ - XUÂN LONG ghi
NGỌC HÀ - XUÂN LONG ghi

TT - Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Ngọc Vinh - vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT liên quan việc Bộ nào quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

 

- Về điểm thứ nhất, nếu nói như vậy thì Quốc hội sẽ chẳng còn gì phải bàn nữa, và việc các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường sẽ chẳng có ích gì để hoàn thiện Luật GDNN vì đã có các cơ quan khác quyết định rồi. Chính vì có những bất cập trong quá trình soạn thảo Luật GDNN nên các đại biểu QH có ý kiến khá phân tán về việc này.

- Về điểm thứ hai, cần khách quan nhìn nhận rằng Luật GDNN là trí tuệ của tập thể mang tính quốc gia với sự đóng góp của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia của bộ ngành, nói như vậy thì luật này là luật riêng của Bộ LĐ-TB&XH hay sao? Điều này tạo ra tiền lệ không tốt là cứ cơ quan soạn thảo sẽ là cơ quan quản lý nhà nước. Một mình Bộ LĐ-TB&XH không thể hoạch định nổi cơ chế chính sách phát triển GDNN, bởi vì GDNN là một bộ phận cấu thành hệ thống GD-ĐT, nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục ĐH cũng như kinh nghiệm quản lý giáo dục vốn là lợi thế không thể phủ nhận của ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương.

- Về điểm thứ ba, việc lịch sử ngành dạy nghề ở lâu hơn với Bộ LĐ-TB&XH chẳng nói lên được điều gì về tính khoa học cũng như thực tiễn. Nếu nói về thành tích thì cần phải nói là ngành dạy nghề đã tiêu bao nhiêu tiền mỗi năm để đầu tư vào cơ sở vật chất, mà tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật vẫn còn đến trên 83% vào năm 2014.

Việc VN tham gia kỳ thi tay nghề ASEAN với thành tích như đã nêu cũng đáng tự hào, nhưng hầu hết những thí sinh đó đều thuộc các trường CĐ, ĐH, chỉ một số ít thuộc trường nghề. Hơn nữa, cái cuối cùng là đội ngũ học nghề ra có việc làm hay không và có góp phần nâng cao năng suất của lao động VN lên hay không thì câu trả lời còn bỏ ngỏ.

- Về điểm thứ tư, Chính phủ giao cho Bộ LĐ-TB&XH làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động. Nhưng thử hỏi, tỉ lệ lao động có kỹ thuật của ta ở nước ngoài chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số, hay là chúng ta đang xuất khẩu lao động thô với đồng lương rẻ mạt. Trên thực tế, điều dưỡng CĐ và trung cấp đang được xuất sang thị trường Nhật Bản chắc chắn không phải do ngành lao động đào tạo, mà do ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế đào tạo.

Bộ LĐ-TB&XH đã có nhầm lẫn và ngộ nhận về vai trò là cơ quan được Chính phủ giao cho tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành và doanh nghiệp, cũng như đại diện các ngành kinh tế, chứ không phải Bộ LĐ-TB&XH tự sản xuất ra tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

- Về điểm thứ năm, đối tượng quản lý của ngành lao động là người lao động và việc làm. Nếu nói quy mô đào tạo nghề thì cần phân biệt quy mô đào tạo ngắn hạn và đào tạo dẫn đến trình độ, đồng thời phải phân tích trong số đó nguồn đào tạo chính xác ở đâu, mới thấy được một cách khoa học vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý.

NGỌC HÀ - XUÂN LONG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Dạy nghề