07/09/2013 04:45 GMT+7

Dạy cách sống trước khi dạy chữ

LÂM MINH TRANG(giáo viên Q.Gò Vấp, TP.HCM)
LÂM MINH TRANG(giáo viên Q.Gò Vấp, TP.HCM)

TT - Sau khi Tuổi Trẻ (ngày 5-9) đăng bài “Dạy gì cho trẻ?” và bức tâm thư của PGS Văn Như Cương gửi gắm đến phụ huynh trong ngày khai giảng năm học mới “Có một khoảng trống trong việc dạy trẻ” (ngày 6-9), Tuổi Trẻ đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, trao đổi.

PGS Văn Như Cương gửi "tâm thư" bàn về cách dạy conDạy gì cho một đứa trẻ?Đồng cảm cách dạy con, em của PGS Văn Như Cương

IVnTwmgN.jpgPhóng to

Trên số báo này, Tuổi Trẻ xin được đăng một số ý kiến của bạn đọc, chuyên gia, nhà giáo và rất mong tiếp tục nhận được ý kiến của đông đảo bạn đọc xung quanh chủ đề này. Bài vở xin gửi về địa chỉ giaoduc@tuoitre.com.vn hoặc ban Giáo dục - khoa học báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM).

Chữ “nhân” đang có vấn đề!

Cũng là một nhà giáo, nhưng bằng vào tuổi đời, tuổi nghề, bằng vào vốn chuyên môn và kỹ năng giảng dạy, quan trọng hơn cả bằng vào cái tâm, em nhận ra mình chỉ xứng đáng là một học trò của thầy. Kính thưa thầy! Ngày khai giảng năm học mới đã qua một ngày, và em thật sự tiếc cho việc mình biết lá thư này quá chậm. Nếu biết sớm hơn, hẳn bài diễn văn khai giảng nơi trường học của chúng em sẽ khác. Sẽ không là một văn bản lê thê, lồng ghép nhiều nội dung “tích hợp” nào là phát động thi đua, nào là những phong trào...sáng tạo, nào là kế hoạch năm học - điều mà phụ huynh và các em học sinh ít quan tâm, hoặc không muốn nói cho tệ đi là người ta không hề thích thú khi “buộc” phải chia sẻ với nhà trường. Thay vào đó, bài diễn văn bằng lá thư này chắc chắn sẽ có sức lay động tới hơn 2.000 học sinh trường em và hàng trăm phụ huynh tham dự. Lay động và lan tỏa để mọi người suy nghĩ và cùng chung tay trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Chúng ta có quá nhiều người trẻ thật sự thành công, nhưng chữ nhân lại có vấn đề, có một lỗ hổng rất lớn. Và đó là điều mà xã hội phải lo ngại. Bởi thưa thầy, em nghĩ rằng sự thành công chỉ đơn giản dựa vào căn bản tri thức sẽ chỉ là sự thành công nhất thời. Khi tri thức đã lạc hậu và không cập nhật kịp, thành công đó liệu có còn khi không có căn bản nhân cách đỡ nâng?

Kính thưa thầy! Muộn nhưng chắc vẫn còn kịp để lay động. Em xin phép được đưa nó vào trong bản tin của trường. Xin phép thầy sẽ động viên các thầy cô chủ nhiệm đọc lá thư này vào buổi họp đầu tiên với phụ huynh, thay vì là một cái sớ những nội quy chán ngắt khác.

Biết, nhưng làm không được

Những lời ngỏ của thầy Văn Như Cương thật sâu sắc và thấm thía với các phụ huynh chúng tôi. Có thể nhiều người biết rõ những điều như thầy Cương nói nhưng làm không được, không trọn vẹn như điều mình vẫn biết. Song tôi mong tất cả quý vị phụ huynh cố gắng làm tốt hơn trách nhiệm giáo dục con cái của mình, vì chính nhân cách của con em mình và cũng là sự thành đạt của cuộc đời mỗi người làm cha, làm mẹ. Cảm ơn thầy!

Trang bị cách sống trước hết

“Một học sinh không biết yêu thương, chia sẻ thì không thể nói là giáo dục thành công”.

Tôi không thể nói trong giáo dục một học sinh, cái gì phải xếp số 1, cái gì số 2 nhưng tôi quan niệm trước khi trang bị cho học sinh kiến thức của các môn học thì nên giúp học sinh biết cách sống đúng, sống tốt. Sống đúng, sống tốt không phải là làm những gì cao siêu mà đơn giản chỉ là biết cảm ơn, xin lỗi, biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác, biết tri ân những người đã nuôi dưỡng, giúp đỡ mình. Ý thức điều đó nên ở Trường Phan Huy Chú, tất cả những giờ sinh hoạt cuối tuần đều được sử dụng vào việc tổ chức các chuyên đề, diễn đàn về lối sống, về cách ứng xử. Có thể chuyên đề do giáo viên chủ trì, có thể do học sinh tự điều hành.

Giáo dục lòng nhân ái bằng chính tấm gương của người lớn

Ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng nơi tôi làm hiệu trưởng, trong sổ tay học sinh (gửi cho học sinh và cha mẹ học sinh) tôi cũng ghi lại một câu nói của một nhà giáo dục có nội dung như sau:“Có rất nhiều cách làm hư con. Làm hư tinh thần con bằng lời khen ngợi thái quá, làm hư ý chí của con bằng cách cái gì cũng chiều con, làm hư trái tim con bằng sự lo lắng, tôn thờ con quá đáng”.

Dù trong thời nào thì môi trường giáo dục gia đình vẫn quan trọng nhất rồi mới tới nhà trường. Nhưng hiện nay, rõ ràng cả trong hai môi trường giáo dục đó đều thiếu vắng việc giáo dục trẻ về lòng nhân ái, giáo dục trẻ những suy nghĩ nhân văn, biết yêu thương, san sẻ. Không những người lớn không chú tâm dạy trẻ điều đó, người lớn cũng không giàu yêu thương, nhân ái. Cái cần hơn hiện nay lại chính ở phương pháp giáo dục của thầy cô giáo, cách thầy cô giáo làm khiến học sinh yêu thương, ngưỡng mộ và tự nguyện làm theo những điều tốt đẹp. Nói một cách khác, thầy cô giáo giỏi là những người sống gương mẫu, biết thu phục học sinh bằng suy nghĩ, việc làm tốt đẹp của mình. Cách giáo dục đó không cần thiết bị giảng dạy hiện đại, lớp học hiện đại, chương trình hiện đại... Càng là giáo viên ở những bậc học thấp, càng cần những người có tâm huyết, giàu tình yêu thương, nhân ái.

Với những dòng này tôi cũng muốn các bậc cha mẹ hãy đồng lòng với nhà trường để dạy con đúng cách.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm(hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng)

LÂM MINH TRANG(giáo viên Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    C\u00f3 m\u1ed9t kho\u1ea3ng tr\u1ed1ng trong vi\u1ec7c d\u1ea1y tr\u1ebb\u201d (ng\u00e0y 6-9), Tu\u1ed5i Tr\u1ebb \u0111\u00e3 nh\u1eadn \u0111\u01b0\u1ee3c nhi\u1ec1u \u00fd ki\u1ebfn chia s\u1ebb, trao \u0111\u1ed5i." />