10/02/2009 07:53 GMT+7

"Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" cần, nhưng phải sửa nhiều

T.V.HÀ ghi
T.V.HÀ ghi

TT - “Việc xây dựng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi - độ tuổi học sinh sắp bước vào bậc tiểu học - là cần thiết. Đương nhiên, bộ chuẩn ấy cụ thể ra sao, những chỉ số có phù hợp không… thì phải bàn bạc và chỉnh sửa nhiều lần” - ThS Lê Thị Liên Hoan - phó phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, một trong những người tham gia khảo sát và đo mức độ phát triển của trẻ (trước khi đưa ra bản dự thảo “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”) - đã khẳng định như thế.

Nói về vấn đề này, bà cho biết:

LS5JKWqm.jpgPhóng to
Học sinh 5 tuổi ở Trường Mầm non TP.HCM - Ảnh: H.HG.

- Việc nghiên cứu, xây dựng chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ GD-ĐT thực hiện từ tháng 9-2005 với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục trong nước và nước ngoài. Đây là một hoạt động nằm trong dự án toàn cầu do UNICEF hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật. Tôi được biết đã có 17 nước trên thế giới tham gia dự án này.

Bà TRƯƠNG BÍCH HÀ (TS tâm lý học):

Trên 70 chỉ số không phù hợp

Bà Hà cho biết để trẻ phát triển tự nhiên, bộc lộ hết những tố chất vốn có là một quan điểm khoa học. Đặt ra một bộ chuẩn chỉ có ý nghĩa để nhà trường và cha mẹ học sinh “đo được” những đặc điểm, sở thích, khả năng khác nhau của mỗi đứa trẻ và có cách chăm sóc, giáo dục phù hợp chứ không phải gom tất cả trẻ vào một chỗ để đạt đến một chuẩn chung.

Trong giáo dục không nên có một công thức chung cho mọi đứa trẻ. Càng không nên đưa ra những chuẩn kiểu như “thích cái này hay thích cái khác”. Nếu chúng ta ép trẻ phải đạt được một chuẩn như chúng ta mong muốn, bắt trẻ phải yêu động vật, thích thiên nhiên, trong khi chúng không muốn thế, có nghĩa chúng ta đã bắt trẻ học cách đối phó, cách nói dối từ tấm bé. Bên cạnh đó biết đâu lại tạo ra một làn sóng từ các bậc cha mẹ đưa con vào các lò “luyện chuẩn”.

Và bà cũng ngạc nhiên: “Đã có trên 70 chỉ số (trong số 125 chỉ số) không thể thực hiện được. Tôi thấy lạ tại sao người ta có thể đưa ra những chỉ số đó để áp dụng với trẻ lên 5”.

Ở VN bộ chuẩn đã được tiến hành theo trình tự: tập huấn về kỹ thuật xây dựng chuẩn phát triển trẻ, xây dựng bộ công cụ để đo mức độ phát triển của trẻ, đến nhiều vùng khác nhau để đo, hội thảo góp ý nhiều lần… để sau ba năm mới có bản dự thảo như hôm nay mọi người đã biết. Trong đó, tôi chỉ là thành viên trong nhóm đi đo mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi (trẻ thuộc nhiều thành phần khác nhau như đang đi học trường mầm non, chưa đi học trường mầm non, ở nông thôn, thành thị, vùng cao…). Còn việc xử lý kết quả đo rồi viết dự thảo là của nhóm khác.

* Nhiều người lo ngại việc đưa bộ chuẩn vào áp dụng sẽ tạo hiệu ứng ngược: giáo viên mầm non sẽ chịu áp lực nặng nề hơn, kết quả đánh giá lại được ghi vào hồ sơ cá nhân của trẻ, những trẻ bị đánh giá chưa đạt sẽ rất mặc cảm…

- Ở đây nên hiểu rằng dựa vào chuẩn phát triển trẻ, giáo viên, phụ huynh sẽ nhận biết được trẻ yếu mặt nào, có năng khiếu gì để giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn. Chứ đã 10 năm nay, ngành giáo dục mầm non không xếp hạng trẻ em và không ghi vào hồ sơ học sinh.

* Thưa bà, dư luận phản ứng khá gay gắt về nhiều chỉ số “không thực tế” trong bản dự thảo?

- Tôi cũng thấy thế. Và TP.HCM đã họp các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non để lấy ý kiến về dự thảo này. Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổng hợp các ý kiến đề nghị chỉnh sửa một số điều trong dự thảo. Ví dụ như bắt trẻ 5 tuổi không được nhận quà của người lạ sẽ không phù hợp bởi tâm lý trẻ em rất thích nhận quà, thấy người đối diện tỏ ra yêu thương, thân thiện, tặng quà trẻ sẽ nhận ngay.

Tôi nghĩ bộ chuẩn sẽ phải chỉnh sửa nhiều lần và ngay cả khi nó đã được ban hành chính thức thì sau vài năm cũng cần đánh giá lại rồi chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của trẻ cũng như sự mong đợi của xã hội.

* Nhưng dư luận cũng đặt câu hỏi “Có cần thiết phải ban hành một bộ chuẩn phát triển trẻ”?

- VN đang trong giai đoạn cải cách giáo dục. Ở bậc mầm non, chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới đã được thí điểm ở một số trường từ ba năm nay. Được biết, hai năm nữa chương trình này sẽ được thực hiện đại trà trên cả nước. Trước khi đưa ra một chương trình mới nhất thiết phải có một chuẩn phù hợp chương trình đó. Chuẩn này sẽ thể hiện rằng chúng ta cần đào tạo ra con người có những phẩm chất gì. “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” sẽ là kim chỉ nam để xây dựng một chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp với sự phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật - công nghệ như ngày nay. Tiếp theo đó là xác định nội dung - phương pháp giảng dạy tương ứng.

Như đã nói ở trên, bộ chuẩn nhằm đo đạc kết quả của giáo dục, theo dõi sự phát triển của trẻ, đánh giá trẻ đang ở mức độ nào và giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn.

“Chuẩn 5 sao” cho trẻ 5 tuổiSẽ có chuẩn đánh giá trẻ năm tuổiNhững chuẩn thiếu tính khoa học đối với trẻ 5 tuổi

T.V.HÀ ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên