19/10/2006 04:37 GMT+7

Phải có động lực học ngoại ngữ

MAI MINH TIẾN
MAI MINH TIẾN

TT - Những tưởng chương trình mới, sách giáo khoa mới sẽ cải thiện được những mặt yếu kém của bộ sách giáo khoa cũ là ngôn ngữ nghèo nàn, thuần “dân tộc”, nhưng về bản chất bộ sách giáo khoa mới không phải dựa trên thứ ngôn ngữ chuẩn (authentic language) người bản ngữ hay sử dụng mà ngôn ngữ đã được cải tạo, trở nên méo mó qua lăng kính của người soạn sách.

Không thể để như thế này mãi được!Tại sao không nói được tiếng Anh?Sinh viên chuyên ngữ cũng “câm” ngoại ngữ!Thấy gì qua một kỳ thi tiếng Anh?7 năm học ở phổ thông: Tại sao không biết nói tiếng Anh?

Lợi ích của việc học sách giáo khoa trong nhà trường nếu có chỉ là phục vụ một nhóm rất nhỏ, đó là những nhà ngoại giao, những nhà nghiên cứu văn hóa muốn giới thiệu văn hóa thuần Việt bằng ngôn ngữ thứ hai cho người nước ngoài. Còn bản thân người học, học sinh trung học rất cần được mở rộng tầm nhìn bằng cách đặt các em vào chính ngữ cảnh quen thuộc mà người bản ngữ hay giao tiếp.

Sử dụng giáo trình của nước ngoài như Interchange, Lifelines, New Headway... vốn đã được kiểm chứng về tính chính xác ngôn ngữ của tiếng Anh chuẩn là việc rất cần thiết và cấp bách.

Việc cần làm tiếp theo là sàng lọc đội ngũ giảng dạy tiếng Anh. Nên bắt đầu từ nơi quan trọng nhất: đó là các khoa chuyên ngữ, nhất là của các trường sư phạm. Nhiều giáo viên dạy tiếng Anh đang dần “bóp chết” những háo hức ban đầu của việc trải nghiệm một thế giới mới bằng những giờ học không khác chi của những thầy đồ thế kỷ trước.

Xin đặt ngược vấn đề: “Tại sao trong một môi trường sử dụng tiếng Anh còn nhiều hạn chế mà bạn nói tiếng Anh tốt vậy?”. Đơn cử là trường hợp của bạn Thanh Tâm (Chuyện đời tự kể - Tuổi Trẻ 17-10). Bạn tận dụng mọi cơ hội có thể phát triển khả năng ngoại ngữ của mình: đó là những buổi tối miệt mài với những bài thi Toefl, tự “đàm thoại” với chính mình, đó là những lần dũng cảm không ngại mắc cỡ (điểm yếu cố hữu của người học ngoại ngữ) chủ động giao tiếp với người nước ngoài tại các bảo tàng trong thành phố.

Như vậy, động lực học ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết: Học để làm gì? Lương tháng của tôi sẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm nếu tôi có thể giao tiếp tốt với các đối tác nước ngoài? Tôi cần bao nhiêu điểm TOEFL để có thể đi du học? Tôi phải học tiếng Anh thế nào để tiếp thị hình ảnh VN ra thế giới? Dĩ nhiên, không gì bằng giáo dục người học xây dựng động cơ học tập theo hướng chân, thiện, mỹ, nhưng cũng không kém phần quan trọng là giúp họ thấy được những lợi điểm thiết thực của việc học tiếng Anh. Có như vậy ta mới xây dựng được một nền văn hóa “biết nghe” và “biết nói” bằng ngôn ngữ thứ hai.

MAI MINH TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên