05/10/2005 12:19 GMT+7

Bài văn viết thư phàn nàn và tả mèo

Theo Người Lao Động
Theo Người Lao Động

1. Tôi có đồng nghiệp, năm trước đưa học sinh sang Singapore du học hè tháng rưỡi về kể lại chuyện học văn bên đó như vầy: Cô được mời dự giờ dạy-học môn tập làm văn lớp 6. Đầu đề “Viết một bức thư phàn nàn”.

QzqrKfPL.jpgPhóng to
1. Tôi có đồng nghiệp, năm trước đưa học sinh sang Singapore du học hè tháng rưỡi về kể lại chuyện học văn bên đó như vầy: Cô được mời dự giờ dạy-học môn tập làm văn lớp 6. Đầu đề “Viết một bức thư phàn nàn”.

Đây là giờ văn luyện nói. Học sinh tưởng tượng và đặt mình trong một hoàn cảnh éo le nào đó, rồi viết thư cho tổ chức Liên Hiệp Quốc yêu cầu giúp đỡ. Nhiều em tưởng tượng ra những tình huống rất ấn tượng: cảnh đất nước trước nguy cơ chiến tranh, thiên tai tàn phá, dịch bệnh... Có em lại tự đặt mình trong một trại tị nạn bị đối xử bất công...

Đề tài mà học sinh đưa ra đa dạng, mỗi người một kiểu, đến cách đề xuất giải quyết cũng thật độc đáo, bất ngờ. Trí tưởng tượng của người học được giáo viên khuyến khích tối đa. Một giờ học sôi nổi, đầy hứng thú.

Giờ dạy - học khác, giờ học đọc lớp 8. Giáo viên giới thiệu một quyển sách với học sinh, trước hết là nhà xuất bản và tác giả. Tiếp đến là lời giới thiệu, rồi sau đó mới bắt đầu nội dung truyện cần đọc. Đọc như thế nào? Đọc rồi tóm tắt bằng cách tự trả lời câu hỏi.

Trong giờ học, giáo viên đặc biệt quan tâm đến nhận xét, đánh giá của người học. Một câu chuyện ngắn về tình bạn mà gợi cho các em suy nghĩ nhiều vấn đề. Có những ý kiến trái ngược nhau, các em đã tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình.

Kể xong, cô bạn đồng nghiệp nhận xét: Dạy - học rất nhẹ nhàng, không áp đặt. Giáo viên tôn trọng sự đa dạng trong suy nghĩ của học sinh. Những kết luận bài học, phần lớn trò tự rút ra dưới sự hướng dẫn của người thầy.

2. Đứa con trai thứ hai nhà tôi học văn từ tiểu học đến THCS, đều làm theo văn mẫu. Có lần, cô ra đề “Tả con mèo nhà em”. Cháu làm xong, đọc tôi nghe, có đoạn: “Con mèo đen nhà em cao 3 m, dài 3,5 m rất dễ thương, ai cũng yêu nó...”. Tôi hoảng hồn hỏi: “Mèo gì mà cao to thế?”. Té ra cháu lấy thước đo con mèo nhà bên cạnh rồi viết nhầm m với dm (ý cháu muốn nói cao 3 dm, dài 3,5 dm).

Tôi khuyên: “Con không nên đo tả tỉ mỉ như thế, mà có thể viết thế này: Con mèo nhà em chỉ to bằng củ khoai thôi, nhưng nó là một anh hùng. Mỗi khi nhìn cái tai phải bị rách một miếng là em lại nhớ đến trận đọ sức hồi Tết năm ngoái giữa nó với con chuột cống to gấp đôi thân hình nó... Hay có thể viết một chi tiết khác như ăn vụng bị đánh đòn rồi sau đó biết siêng năng bắt chuột hoặc hồi mới mua về bị con chó nhà hàng xóm đuổi cắn một trận hú hồn...”.

Cháu lắc đầu nguầy nguậy: “Không được đâu, phải viết theo dàn ý này của cô, các bạn con cũng làm thế...”.

Kỳ ôn thi tốt nghiệp tiểu học, cô giáo đưa cho một tập photocopy bài văn mẫu bảo về học thuộc rồi mẹ cháu khảo từng dòng. Đến khi đi thi trúng đề thì cứ chép y nguyên vào. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, môn văn cháu được 9 điểm. Mẹ cháu bảo: “May mà không nghe ba mày, chứ học theo kiểu đó thì rớt tốt nghiệp như chơi! Thôi thì “dại bầy hơn khôn độc con ơi!”.

Theo Người Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên