28/05/2015 06:00 GMT+7

​Ủng hộ thải bỏ sản phẩm điện tử đúng cách

ĐẶNG TƯƠI-MINH MẪN-TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI-MINH MẪN-TRÀ MY

TTO - Từ ngày 1-7-2016, sẽ thu hồi và xử lý một số sản phẩm thiết bị điện, điện tử thải bỏ theo quyết định của Thủ tướng vừa được công bố.

Theo quy định, máy tính xách tay thải bỏ phải được thu hồi, xử lý

Bên cạnh một vài ý kiến băn khoăn, nhiều bạn đọc bày tỏ sự ủng hộ về việc thu gom rác thải điện tử để xử lý đúng cách, góp phần bảo vệ môi trường.

Bạn Khôi Nguyên (Đồng Nai) cho rằng, rác thải điện tử rất độc hại nếu không tiêu hủy đúng cách, nên việc thu gom về một mối để xử lý là việc cần làm. Cốt yếu là làm sao tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tác động đó.

Bạn Quốc Tuấn (TP.HCM) cũng cho rằng các nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu hồi các loại rác thải này. Đó là quyết định đúng đắn của Thủ tướng để giúp Việt Nam ta không trở thành bãi rác công nghệ.

Rác thải điện tử độc hại, khó phân huỷ nếu xử lý không đúng cách

Theo PGS.TS Chế Đình Lý, nguyên viện phó Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đối với rác thải điện tử, nhựa của các thiết bị này rất khó phân hủy, các độc chất có trong pin và một số kim loại nặng nằm trong vi mạch thiết bị sẽ tác động đến môi trường. Và con người khi tiếp xúc với nguồn nước hoặc sử dụng các sinh vật trong nước (như ăn cá, tôm) bị nhiễm độc thì lâu dần sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.

>> PGS.TS Chế Đình Lý 

Đồng quan điểm với PGS.TS Chế Đình Lý, nhà báo Phạm Hồng Phước cũng cho rằng rác thải điện tử ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước, không khí. Trong khi đó số lượng sản phẩm điện tử ngày càng nhiều, nếu không xử lý sớm thì con người sẽ phải trả giá đắt cho chính môi trường sống và sức khỏe của mình.

>> Nhà báo Phạm Hồng Phước 

Cần tuyên truyền để người dân hiểu và tự giác

Là một người tiêu dùng trẻ, thường xuyên sử dụng các sản phẩm điện tử, anh Nguyễn Thành Giang (TP.HCM) cho biết hiện nay thông tin về việc thu gom hoặc tuyên truyền về mức độ tác hại của thiết bị điện tử đến người dân chưa nhiều. Thông tin về việc thu gom sản phẩm từ ngày 1-7 cũng không hướng dẫn cụ thể, chỉ mới nói chung chung, làm cho người tiêu dùng không biết họ có bị bắt buộc đi giao nộp sản phẩm hay không?

>> Anh Nguyễn Thành Giang 

PGS.TS Chế Đình Lý cho rằng cần phải tuyên truyền rộng rãi trong xã hội tác hại của rác thải điện tử đến môi trường và sức khỏe. Truyền thông cần phải đến với người dân một cách tích cực hơn, qua đó họ sẽ hiểu và có ý thức trong việc cùng với chính phủ thu gom và xử lý loại rác thải đặc biệt này đúng cách.

Hiện nay việc tuyên truyền để người dân hiểu đúng và có ý thức trong việc giao nộp, thanh lý sản phẩm điện tử quá hạn hoặc thải bỏ còn nhiều khó khăn và chưa sâu rộng. Đó là việc chính phủ cần thực hiện trong toàn hệ thống một cách triệt để và lâu dài.

>> PGS.TS Chế Đình Lý 

Ảnh minh họa
Việt Nam tăng cường quản lý chất thải điện tử

Nêu cao trách nhiệm thu hồi của doanh nghiệp

Nhà báo Phạm Hồng Phước cho biết Việt Nam vẫn có những chương trình thu gom rác điện tử kết hợp với các tổ chức nước ngoài. Trong đó chương trình nói rõ, người tiêu dùng không bắt buộc phải đến giao nộp sản phẩm mà đặt trách nhiệm lên nhà sản xuất phải chủ động tạo ra các chương trình thu gom, khuyến khích khách hàng đến giao nộp lại các sản phẩm đã cũ, quá hạn hoặc không còn sử dụng.

Tất nhiên đi kèm với đó phải là các hình thức khuyến mãi như tặng voucher, quà tặng hoặc cho đổi sản phẩm cũ, bù tiền lấy sản phẩm mới… để kích thích người dân chủ động hơn trong vấn đề này

>> Nhà báo Phạm Hồng Phước 

Tuy nhiên việc khả thi nhất vẫn là khuyến khích trách nhiệm của các nhà sản xuất trong việc tạo ra chương trình thu gom. Việc thu gom đúng cách để tái chế hoặc tiêu hủy một cách khoa học mới góp phần hạn chế ô nhiểm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

ĐẶNG TƯƠI-MINH MẪN-TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên