28/09/2014 07:26 GMT+7

​Không còn sợ lũ

THÁI LỘC - NGỌC DƯƠNG thực hiện
THÁI LỘC - NGỌC DƯƠNG thực hiện

TT - “Ở đây chỉ có làm nhà bè mới chống được lũ thôi. Lũ khủng khiếp lắm, có khi cao gấp đôi nóc nhà, cho nên xây nhà chống lũ cố định chưa chắc an toàn.

Mang thùng phuy về làm nhà bè tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình
Mang thùng phuy về làm nhà bè tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình

Nhà bè thì nổi lên theo nước, thi công nhanh, giá hợp lý. Ở nhà bè như ở trên gác, người an toàn mà tài sản cũng yên tâm!” - ông Đinh Thanh Vân (ở thôn Yên Thọ, xã Tân Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) khẳng định như vậy về ngôi nhà bè làm từ năm 2011 của mình. 

Xã Tân Hóa nằm giữa thung lũng bốn bề bao bọc bởi những rặng núi đá vôi, là “rốn lũ” của tỉnh Quảng Bình, trở nên nổi tiếng kể từ sau cơn lũ lịch sử năm 2010. Nhiều người dân vẫn còn khiếp đảm khi nhắc đến trận lũ kinh hoàng đó, phải chạy trốn lên núi để thoát thân trong đêm, mặc cho nhà cửa bị tàn phá, tài sản trôi theo dòng nước.

Trong trận lũ đó, có một gia đình của xã được an toàn cả người, vật nuôi và tài sản trên một cái bè khá sơ sài với mấy đà gỗ kê trên những thùng phuy.

Kể từ năm 2011, dân làng bắt đầu làm nhà bè chống lũ. Kết cấu nhà bè do người dân tự mò mẫm và hoàn thiện dần, với hệ khung và sàn gỗ, mái tôn, vách tôn hoặc gỗ, được nâng đỡ bởi những phùng phuy rỗng.

Người ta dựng hai cột cao và chắc chắn hai đầu để giữ cho nhà chỉ nổi mà không bị trôi dạt khi nước lũ dâng lên. Bốn cọc kiên cố cũng được dựng ở bốn góc để néo dây vào nhà khi bão đến. Lũ về, chỉ cần tháo dây, nước lên bao nhiêu thì nhà nổi bấy nhiêu…  

Tùy vào độ tốt, đẹp hay xấu, rộng hẹp cũng như mức độ chịu tải mà số tiền nhiều hay ít. Với căn nhà rộng 20m2, chịu được 2,5 tấn thì tốn từ 20 triệu đồng trở lên. Đến nay, trong số 670 hộ của xã Tân Hóa thì có đến 400 hộ đã và đang làm nhà bè. Không chỉ làm nhà bè cho người, nhiều gia đình có điều kiện còn làm nhà bè giữ tài sản và cho gia súc, gia cầm…

Người dân có thể rất có lý khi tin tưởng vào độ bền của nhà bè cao hơn nhà gỗ (hầu hết dân Tân Hóa ở nhà gỗ) ở chỗ nhà gỗ thì mỗi năm ngâm trong mấy trận lũ, còn nhà bè lại nổi trên nước. Do đó, chỉ cần chọn gỗ tốt và lợp mái dài để nước không bắn vào gỗ là yên tâm ở sức bền.

Một ngôi nhà bè để bảo vệ vật nuôi trong lũ, phía sau là nhà bè dành cho người
Một ngôi nhà bè để bảo vệ vật nuôi trong lũ, phía sau là nhà bè dành cho người
Anh Cao Sỹ Huy buộc chặt các thùng phuy dưới gầm nhà bè
Anh Cao Sỹ Huy buộc chặt các thùng phuy dưới gầm nhà bè
Gia đình ông Đinh Thanh Vân sinh hoạt trong ngôi nhà bè dù chưa đến mùa lũ
Gia đình ông Đinh Thanh Vân sinh hoạt trong ngôi nhà bè dù chưa đến mùa lũ
Đã có gần 2/3 hộ dân xã Tân Hóa làm nhà bè chống lũ, có hộ làm hai cái, một cho người, một cho vật nuôi
Đã có gần 2/3 hộ dân xã Tân Hóa làm nhà bè chống lũ, có hộ làm hai cái, một cho người, một cho vật nuôi
Một gia đình ở Tân Hóa sống an toàn trong ngôi nhà bè trong trận lũ hôm 1-10-2011 - Ảnh: Ngân Hà
Một gia đình ở Tân Hóa sống an toàn trong ngôi nhà bè trong trận lũ hôm 1-10-2011 - Ảnh: Ngân Hà
Ông Trần Trung Điệt hoàn thiện bộ phận trượt trên cột gỗ giữ cho ngôi nhà không bị xê dịch mà chỉ lên xuống
Ông Trần Trung Điệt hoàn thiện bộ phận trượt trên cột gỗ giữ cho ngôi nhà không bị xê dịch mà chỉ lên xuống
THÁI LỘC - NGỌC DƯƠNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên