01/02/2016 11:09 GMT+7

Nhốt cá trong bao nilông thả xuống nước trong ngày ông Táo

ĐẠI VIỆT - NAM TRẦN
ĐẠI VIỆT - NAM TRẦN

TTO - Sáng 1-2, tức 23 tháng chạp âm lịch, nhiều người dân sống tại TP.HCM đã tiến hành thả rất nhiều cá xuống các dòng sông, kênh rạch trong ngày lễ Táo quân.

Một chú cá chép vẫn nằm trong bao nilon trôi trên kênh Tàu Hủ, Q.8 - Ảnh: Đại Việt
Một chú cá chép vẫn nằm trong bao nilông trôi trên kênh Tàu Hủ, Q.8 - Ảnh: Đại Việt

Dọc hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chạy qua địa bàn quận Tân Bình, Phú Nhuận và Q.3 rất đông người dân dừng xe hai bên đường để xuống thả cá. Loại cá chủ yếu được thả là cá chép đen, cá chép vàng và một số loại cá cảnh khác.

Theo ghi nhận của chúng tôi, phần lớn người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Người dân sau khi thả cá đều mang túi nilông về hoặc bỏ vào thùng rác gần nơi thả cá gọn gàng. Một số người còn mang cả xô ra kênh để múc nước rồi mới từ từ đưa cá xuống nước.

Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn quen tay vứt luôn bao nilông sau khi thả cá.

Trên kênh Tàu Hủ (Q.8), nhiều chú cá vẫn còn nằm nguyên trong bao nilông và trôi theo dòng nước do người dân thả cá cẩu thả.

Theo quan niệm dân gian, Táo quân là vị thần coi sóc bếp lửa cho gia đình. Trong ngày 23 tháng chạp âm lịch, Táo quân cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng nên cá chép được coi là phương tiện di chuyển của các Táo quân khi lên thiên đình.

Tích “cá chép hóa rồng” trong tâm thức người Việt còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu trưng tinh thần vượt khó, kiên trì, chinh phục tri thức để tới thành công. Việc thả cá chép còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam từ xa xưa.

Hà Nội: Thả cá chép…vẫn còn thả cả rác

Sáng 1-2 (tức 23 tháng chạp âm lịch), ngay từ sáng sớm người dân Thủ đô đã nô nức đi thả cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời.Theo quan sát tại các địa điểm thả cá như cầu Long Biên, hồ Gươm, Hồ Tây đa số người dân đã ý thức được ý nghĩa thả cá chép và bảo vệ môi trường.  Nhưng cũng còn nhiều người thản nhiên ném những túi rác gồm bát hương, hoa, túi, hộp xuống các địa điểm thả cá tạo ra nhiều hình ảnh chưa đẹp.

Các bạn trong thành viên nhóm tình nguyện Cá chép cho biết có mặt tại nhiều địa điểm để vận động giúp người dân thay đổi ý thức không nên xả rác và thả túi nilon khi thả cá. Theo các bạn, từ sáng thì có rất nhiều người lên đây thả cá, các thành viên “xin” rác thì mọi người cho ngay tuy nhiên thì cũng có nhiều người vẫn không nghe và sẵn sàng vứt rác xuống sông.

Nhiều người nước ngoài tỏ ra thích thú khi chứng kiến nét văn hoá thả cá tiễn ông Công, ông Táo của Việt Nam - Ảnh: Nam Trần
Nhiều người nước ngoài tỏ ra thích thú khi chứng kiến nét văn hoá thả cá tiễn ông Công, ông Táo của Việt Nam - Ảnh: Nam Trần
Một bạn tình nguyện viên trong nhóm Cá chép đứng trên cầu Long Biên vận động người dân không xả rác - Ảnh: Nam Trần
Một bạn tình nguyện viên trong nhóm Cá chép đứng trên cầu Long Biên vận động người dân không xả rác - Ảnh: Nam Trần
Một túi rác to bị ném từ trên cầu Chương Dương - Ảnh: Nam Trần
Một túi rác to bị ném từ trên cầu Chương Dương - Ảnh: Nam Trần
Thầy Thích Tịnh Giác - chùa Phúc Sơn, Long Biên, Hà Nội vận động người dân thả cá đừng xả rác để bảo vệ môi trường - Ảnh: Nam Trần
Thầy Thích Tịnh Giác - chùa Phúc Sơn, Long Biên, Hà Nội vận động người dân thả cá đừng xả rác để bảo vệ môi trường - Ảnh: Nam Trần
Các bạn trẻ dùng xô buộc dây thừng để dẫn cá từ trên cầu xuống sông hồng - Ảnh: Nam Trần
Các bạn trẻ dùng xô buộc dây thừng để dẫn cá từ trên cầu xuống sông Hồng - Ảnh: Nam Trần

Rác vung vãi gây ra hình ảnh xấu trên cầu Chương Dương sau khi người dân đi thả cá - Ảnh: Nam Trần
Rác vung vãi gây ra hình ảnh xấu trên cầu Chương Dương sau khi người dân đi thả cá - Ảnh: Nam Trần
Thay vì chọn cá vàng, nhiều gia đình đã chọn ốc để thả phóng sinh - Ảnh: Nam Trần
Thay vì chọn cá vàng, nhiều gia đình đã chọn ốc để thả phóng sinh - Ảnh: Nam Trần
ĐẠI VIỆT - NAM TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên