16/06/2005 11:59 GMT+7

Biến bã khoai mì thành thức ăn chăn nuôi giá trị cao

Theo Vietnamnet
Theo Vietnamnet

Từ bã khoai mì mà ngay cả động vật cũng chê, các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới đã tạo ra hai loại thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi, kể cả thuỷ sản.

Xlc6h9Uc.jpgPhóng to
Bã khoai mì tươi
Từ bã khoai mì mà ngay cả động vật cũng chê, các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới đã tạo ra hai loại thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi, kể cả thuỷ sản.

Bã khoai mì (bã sắn) được thải ra trong quá trình sản xuất tinh bột khoai mì và tập trung nhiều tại Đồng Nai, Gia Lai, Tây Ninh và Bình Phước. Theo ước tính, một nhà máy chế biến có công suất 30-100 tấn/ngày thì sẽ sản xuất được 7,5-25 tấn tinh bột, kèm theo đó là 12-48 tấn bã. Thứ phế thải này thường được phơi khô thành từng luống trắng xoá trên đồng ruộng và dùng để bổ sung cellulose cho gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, do khó tiêu và không mùi nên bã không hấp dẫn đối với vật nuôi. Nếu trời mưa vài ngày thì bã khoai mì thối rữa, bốc mùi hôi thối. Đến khi trời nắng lên thì nấm mốc độc hại phát triển và theo gió phân tán khắp nơi, ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.

Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nói trên, từ cuối năm 2000, các nhà khoa học thuộc Phòng Vi sinh ứng dụng, Viện Sinh học nhiệt đới, đã quyết định sản xuất axít citric bằng cách nuôi một số chủng nấm mốc có lợi trên bã khoai mì. Axít citric được cho vào nước giải khát và thực phẩm chế biến. Đáng tiếc là giá thành sản xuất quá cao, không thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.

Không nản chí, họ quay sang nghiên cứu sử dụng bã khoai mì làm thức ăn bổ sung cho vật nuôi. Cho đến nay, sau 2 năm nghiên cứu, kỹ sư Lê Thị Bích Phượng và các cộng sự đã sản xuất thành công hai loại sản phẩm lên men từ bã khoai mì sống: ProBio-S và Bio-E.

Bio-E là chế phẩm dạng bột khô, được tạo ra bằng cách cấy chủng nấm mốc hữu ích A.Niger lên bã khoai mì với tỷ lệ 2g mốc/kg bã. Chủng nấm mốc này do chính các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới tạo ra trước đó. Tiếp đến, bã được ủ trong các khay nhôm 20 tiếng, sau đó được phơi khô, sấy và đóng bao. ProBio-S và Bio-E được trưng bày tại Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam. Những sản phẩm này được sản xuất trên quy mô nhỏ tại Viện Sinh học Nhiệt đới

Do cả hai chế phẩm trên đều có mùi thơm thơm, đặc trưng cho quá trình lên men, nên rất hấp dẫn vật nuôi. Kết quả thử nghiệm sơ bộ trên 15-20 con lợn 1 tháng tuổi cho thấy sau ba tháng được ăn hai chế phẩm trên, lợn tăng trọng nhanh hơn 1,1-1,3kg so với những con đối chứng (chỉ ăn thức ăn bình thường).

So với mức 200đồng/kg bã tươi và 800-1.000 đồng/kg bã khô thì việc sản xuất hai loại chế phẩm trên vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa tăng giá trị cho bã khoai mì, tăng thêm thu nhập cho công nhân, các chủ nhà máy sản xuất tinh bột khoai.

zyswS1Au.jpgPhóng to

ProBio-S và Bio-E được trưng bày tại Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam. Những sản phẩm này được sản xuất trên quy mô nhỏ tại Viện Sinh học Nhiệt đới

Hiện đã có ba doanh nghiệp (một trực thuộc Sở KH-CN tỉnh Bình Dương, Công ty Phong Phú ở Đồng Nai và Công ty Huỳnh Phát) đề nghị Viện Sinh học Nhiệt đới chuyển giao công nghệ sản xuất hai chế phẩm nói trên từ bã khoai mì. Mong ước của kỹ sư Phượng là nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB) trong Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam để có thể hoàn chỉnh số liệu của nghiên cứu thử nghiệm.

Theo kỹ sư Phượng, quá trình lên men nói trên tạo ra ba loại enzyme (glucoamylase, cellulase và α amylase) trong sản phẩm, có vai trò kích thích tiêu hoá. Cụ thể là khi được trộn với các thức ăn chính thì enzyme này sẽ làm cho thức ăn chuyển hoá tốt hơn, dễ tiêu, giảm tiêu tốn thức ăn, do vậy làm vật nuôi tăng trọng nhanh. Ngoài ra, thành phần đạm trong chế phẩm đạt 9-10%, so với 0,2% trong bã khoai mì ban đầu. Giá thành của Bio-E là 10.000-12.000 đồng/kg.

Còn ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Bacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp. với tỷ lệ 1lít EM-S/25kg bã (1ml chứa 1010 tế bào vi sinh vật hữu ích). Ba ngày ủ làm cho lượng vi sinh vật tăng mạnh.

Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại. Nhờ thế mà vật nuôi tiêu hoá tốt hơn, giảm tỷ lệ bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh hơn. Giá thành của ProBio-S là 5.000-6.000 đồng/kg.

Do cả hai chế phẩm trên đều có mùi thơm thơm, đặc trưng cho quá trình lên men, nên rất hấp dẫn vật nuôi. Kết quả thử nghiệm sơ bộ trên 15-20 con lợn 1 tháng tuổi cho thấy sau ba tháng được ăn hai chế phẩm trên, lợn tăng trọng nhanh hơn 1,1-1,3kg so với những con đối chứng (chỉ ăn thức ăn bình thường).

So với mức 200đồng/kg bã tươi và 800-1.000 đồng/kg bã khô thì việc sản xuất hai loại chế phẩm trên vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa tăng giá trị cho bã khoai mì, tăng thêm thu nhập cho công nhân, các chủ nhà máy sản xuất tinh bột khoai.

Hiện đã có ba doanh nghiệp (một trực thuộc Sở KH-CN tỉnh Bình Dương, Công ty Phong Phú ở Đồng Nai và Công ty Huỳnh Phát) đề nghị Viện Sinh học Nhiệt đới chuyển giao công nghệ sản xuất hai chế phẩm nói trên từ bã khoai mì. Mong ước của kỹ sư Phượng là nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB) trong Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam để có thể hoàn chỉnh số liệu của nghiên cứu thử nghiệm.

Theo Vietnamnet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên