18/05/2012 08:03 GMT+7

Tự phê và phê có ý nghĩa then chốt

(Trích tham luận của ông HÀ ĐĂNG - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản)
(Trích tham luận của ông HÀ ĐĂNG - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản)

TT - Ngày 17-5, tại TP.HCM đã hội thảo khoa học với chủ đề “Bàn về những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) - Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Xem toàn văn phát biểu của Tổng bí thư tại Hội nghị triển khai nghị quyết T.Ư 4

HdWu9TGM.jpgPhóng to
Nguyên ủy viên Trung ương Đảng các khóa dự hội nghị do Bộ Chính trị tổ chức sáng 17-5 - Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Thanh Hải - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM - nhấn mạnh các ý kiến trao đổi đều tâm huyết, muốn đóng góp xây dựng để Đảng mạnh hơn. Ông cho rằng những ý kiến băn khoăn nêu ra tại hội thảo là điều bình thường, cần thiết.

GS.TS Trần Đình Bút - Hội đồng khoa học xã hội TP.HCM - cho biết ông đồng tình với đánh giá trong Đảng có nhiều trường hợp không dám nhìn thẳng vào sự thật, còn tình trạng thiếu dân chủ... Do đó vấn đề chỉnh đốn Đảng lần này cần nói rõ là có chịu nói thật với nhau không? Liệu lần này việc chỉnh đốn Đảng có đạt kết quả như mong đợi hay không vì nhiều đợt trước đây đã không mang lại kết quả như mong đợi.

Không biết địa chỉ “trách nhiệm” ở đâu

Làm tốt hơn nói

“Những biểu hiện thường thấy là nể nang, xuê xoa, né tránh, không dám nói thẳng, nói thật, “nói tốt trước mặt, hục hặc sau lưng”. Lợi dụng tự phê bình và phê bình để đề cao cá nhân, bơm thổi những việc mình làm được, bào chữa những việc mình làm hỏng, che giấu khuyết điểm cho nhau, vuốt ve ca tụng lẫn nhau hoặc ngược lại, bới móc và đả kích nhau, biến những cuộc họp kiểm điểm thành nơi đấu đá, hạ bệ nhau... Bài học quý mà chúng ta rút ra được qua nhiều cuộc vận động chính trị khác là: Nói đi đôi với làm. Đã nói là làm và làm nhiều, làm tốt hơn nói”.

Khẳng định các nghị quyết của Đảng đề ra rất đúng tuy nhiên yếu kém nằm ở khâu tổ chức thực hiện, PGS.TS Nguyễn Văn Thạo cho rằng yếu kém hiện nay trong Đảng là kết quả của những hạn chế, yếu kém của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức. Ông Thạo cho rằng thể chế kinh tế hiện còn nhiều sơ hở và nhiều việc còn lúng túng, mà nổi lên gần đây là vấn đề đất đai.

Theo ông Thạo, cần tìm nguyên nhân căn bản nhất và xem đây như một chiếc “nút”, khi “bấm” vào nó là chuyển động cả hệ thống. Ông cũng đề cập việc thực hành dân chủ còn yếu, cả dân chủ trong Đảng lẫn ngoài xã hội và cho rằng một trong những cái “chốt” là cần phát huy dân chủ trong Đảng và quyền làm chủ của dân. GS.TS Trương Giang Long - phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản - chia sẻ yếu kém hiện nay bắt đầu từ những yếu kém trong công tác cán bộ, trong đó có vấn đề dân chủ.

Bà Phạm Phương Thảo - nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM - nói suy cho cùng thể chế cũng do con người mà ra. Bà cho biết rất tâm đắc với các ý kiến phân tích về công tác cán bộ, theo đó cán bộ không rõ trách nhiệm, không rõ thẩm quyền và Đảng lãnh đạo cũng không rõ trách nhiệm. Khi có vấn đề gì xảy ra, cần xác định trách nhiệm thì truy một hồi không biết địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể ở đâu.

Phải thấy lỗi của mình

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định để việc đấu tranh, góp ý xây dựng làm Đảng trong sạch, vững mạnh, cần trang bị niềm tin vào Đảng. Với ông, “đây là vũ khí mạnh mẽ nhất”. Yêu cầu đặt ra lần này phải chấm dứt tình trạng chỉ thấy chỗ khác, người khác chứ không thấy ở cơ quan mình, bản thân mình có khuyết điểm, yếu kém cần khắc phục, sửa chữa. Ông Hải thẳng thắn: “Trong 15 vạn đảng viên thuộc Đảng bộ TP, cũng có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...”.

Theo bà Phạm Phương Thảo, một trong những việc cần làm là mạnh dạn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nếu nhân sự đó xét thấy không còn phù hợp. Bà cho rằng đang có thực trạng những người quá bình thường lại được tham gia đội ngũ lãnh đạo. “Cần quy hoạch tốt để chuẩn bị nguồn cán bộ cho tương lai và cấp trên phải chịu trách nhiệm việc này, không thoái thác cho cấp dưới”. Bà Thảo đề nghị nên xác lập các chính sách thu hút cán bộ, chuyên gia giỏi một cách rõ ràng.

Đề cập về phê và tự phê, TS Nguyễn Hữu Nguyên - Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam - nói rằng nhóm giải pháp phê và tự phê, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên là không mới, đã được vận dụng ngay từ ngày đầu thành lập Đảng và trong suốt quá trình phát triển nhưng hiệu quả không cao. Theo ông, giải pháp này chỉ có tác dụng đối với những cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, còn đối với những phần tử đã suy thoái thì không thể có chuyện họ tự phê bình rằng “tôi đã tham nhũng hay tôi đã mua chức quyền”. Còn những lời phê bình lại càng không có tác dụng, chỉ như cho người bệnh uống vài viên thuốc không đủ liều lượng.

Cần có cơ chế để nhiều người dám nói thẳng, nói thật

“Khi một bộ phận không nhỏ đảng viên đã tha hóa vẫn giữ các vị trí trong hệ thống chính trị thì làm sao rút ngắn được khoảng cách giữa chính sách với thực tế sử dụng cán bộ” - TS Nguyễn Hữu Nguyên nói. Cũng theo ông, chỉ có phê bình bằng thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật mới có thể làm giảm dần các phần tử tha hóa trong Đảng. Ông Nguyễn Đức Hà - vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban Tổ chức trung ương - xem việc phê và tự phê có ý nghĩa then chốt và quyết định đến kết quả thực hiện nghị quyết cũng như củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Văn Thạo nhấn mạnh: lấy ý kiến rộng rãi (để đóng góp xây dựng Đảng) là rất tốt, nhưng có cách gì để người dân dám nói thật. Vì vậy cần có cơ chế để nhiều người dám nói thẳng, nói thật. Bà Phạm Phương Thảo đồng tình ai dám mạnh dạn, dũng cảm tự nhận khuyết điểm, sai lầm và cam kết khắc phục, sửa chữa thì cũng cần nói rõ với họ không xem xét lại “quá khứ” để xử lý, kỷ luật...

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Trần Lưu Hải - phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức trung ương - nhấn mạnh nhiều ý kiến đồng thuận cao nghị quyết trung ương 4 ra đời đáp ứng lòng mong mỏi của dân. Đảng khẳng định sẽ kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung góp ý kiểm điểm

Để chuẩn bị cho việc kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần nghị quyết trung ương 4 (khóa XI), sáng 17-5 Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung góp ý kiến kiểm điểm tới nguyên ủy viên Trung ương Đảng các khóa.

Chủ trì hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng - đã báo cáo mục đích, yêu cầu, nội dung việc góp ý kiến kiểm điểm tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần nghị quyết trung ương 4 (khóa XI).

Nghị quyết trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nêu ra bốn nhóm giải pháp cần tập trung thực hiện tốt, trong đó có nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên. Theo đó, việc tổ chức kiểm điểm phải được tiến hành nghiêm túc, thẳng thắn, đúng yêu cầu, nội dung, thời gian mà Trung ương và Bộ Chính trị đã đề ra. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, đảng viên cấp trên gương mẫu kiểm điểm trước để nêu gương, cán bộ, đảng viên cấp dưới thực hiện theo.

(Trích tham luận của ông HÀ ĐĂNG - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên