30/05/2007 02:07 GMT+7

"Nữ tướng" trồng rừng

XUÂN TRƯỜNG - NGỌC DIỆN
XUÂN TRƯỜNG - NGỌC DIỆN

TT - Nhìn dáng người còm nhom của chị, tôi không thể tin nổi đây là “nữ tướng trồng rừng” ở Sóc Trăng.

uS7E5bv2.jpgPhóng to
Chị Phạm Thái Liên và rừng chị trồng, chăm sóc - Ảnh: X.Trường
TT - Nhìn dáng người còm nhom của chị, tôi không thể tin nổi đây là “nữ tướng trồng rừng” ở Sóc Trăng.

Đó là một phụ nữ trạc 50 tuổi, dáng người rất... “mỏng”, tưởng chừng chỉ cần một cơn gió biển thổi nhẹ cũng khó lòng trụ vững nói chi đến chuyện lội bùn ven biển hàng chục cây số mỗi ngày. Chị là Phạm Thái Liên, sinh ra và lớn lên ở TP.HCM nhưng sau năm 1975 chị theo gia đình về quê nội ở xã Trung Bình, huyện Long Phú (Sóc Trăng).

Nhớ lại những ngày đầu của chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng, những người trong ngành kiểm lâm đã thấy chị có mặt đầu tiên trên các bãi bồi ven biển bất kể ngày nắng hay mưa. Ban đầu chị nhận trồng đơn lẻ rồi tập hợp mọi người thành từng đội, đứng ra hợp đồng trồng rừng suốt mấy chục năm qua. Từ bàn tay và đôi chân lội bùn, chị đã làm cho những cánh rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng ngày một nhiều hơn, góp phần bảo vệ cuộc sống của những vùng đất ngập nước ven biển. Sau cơn bão số 5 (năm 1997), chị hiểu ra: “Cũng may là nhờ có rừng phòng hộ nên dòng nước hung dữ bị ngăn lại, nếu không vùng này sẽ tan hoang”.

Đưa tay chỉ những vạt bần đã lấn xa ra biển, phủ một màu xanh ngát, chị nói: “Hồi trước khi chưa có chương trình trồng rừng, từ bờ lội ra bãi xa hàng mấy cây số chỉ toàn là bãi trống với lác đác những gốc bần to đã bị đốn. Lúc đó muốn kiếm con tôm, con cá từ bãi bồi cũng rất khó vì đâu có chỗ cho chúng vào trú ngụ, sinh sản. Bây giờ có thể kiếm sống từ bãi bồi quanh năm với nghề lưới, bắt cua, nghêu, sò huyết giống. Tất cả đều nhờ vào rừng”.

Theo những cán bộ kiểm lâm, trên suốt tuyến bãi bồi từ Bãi Giá đến Mỏ Ó nơi nào cũng in dấu chân chị Liên. Ở những nơi chị đã đi qua giờ đây hàng trăm hecta rừng bạt ngàn đã khép tán, phủ một màu xanh ngút tầm mắt. Rừng phòng hộ ven biển không chỉ lớn lên nhờ dòng nước phù sa cuối nguồn sông Hậu mà còn thấm đẫm vào thân cây những giọt mồ hôi của chị Liên và đội trồng rừng do chị quản lý. Đây là đội trồng rừng thường trực chỉ khoảng 20 người với toàn họ hàng thân thích của chị. Đến khi vào đợt cao điểm, chị vận động người dân trong xã tham gia trồng rừng với quân số lên đến gần trăm người. Đó là số lao động thất nghiệp nên chị sẵn sàng giao việc để cùng nhau “nhường cơm sẻ áo” dù biết rằng lực lượng đông, yếu chuyên môn thì chị sẽ tốn rất nhiều công sức để hướng dẫn họ trồng, đồng nghĩa với việc phải lội bùn nhiều hơn.

XUÂN TRƯỜNG - NGỌC DIỆN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên