21/04/2017 11:00 GMT+7

Yếu tố then chốt phát triển giá trị dược liệu Việt Nam

V.T.
V.T.

Sản xuất thuốc từ dược liệu theo công nghệ cao là khâu quan trọng quyết định cho sự phát triển ngành dược liệu Việt Nam, là tiêu chí để phát triển loại hình doanh nghiệp sản xuất thuốc, cùng với nuôi trồng, và phân phối để thực hiện chuỗi giá trị dược liệu Việt Nam.

Hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt

Báo cáo của Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng tính đến nay tại Việt Nam ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc.

Tiềm năng phát triển to lớn

Báo cáo của Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng tính đến nay tại Việt Nam ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc.

Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)...

Đi cùng với đó, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa).

Thí dụ, trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây atiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20 đến 40 triệu đồng/ha/năm.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ Dược liệu thế giới?

Tiềm năng to lớn như vậy nhưng nghịch lý là ngay cả đối với ngành y học cổ truyền, trong 20 loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay chỉ có số ít được trồng và chế biến trong nước. Điều này dẫn tới tình trạng thua ngay trên sân nhà của dược liệu Việt.

Ông Phùng Minh Dũng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex - một trong những đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất dược liệu tại Việt Nam cũng chỉ ra những tồn tại của doanh nghiệp dược.

Ông cho biết, trong 300 loại dược liệu mà mỗi năm công ty sử dụng để điều chế thuốc, có tới gần 250 loại dược liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

Không chỉ khó khăn tại thị trường trong nước, ông Dũng cũng chia sẻ: “Chúng tôi cũng xuất khẩu Artemisinin, Artesunate, được sản xuất từ Thanh hao hoa vàng sang Ấn Độ, Hàn Quốc; tinh dầu quế, bạc hà, sả, cỏ ngọt sang Mỹ, Nhật, nhưng tính cạnh tranh rất yếu do giống dược liệu trong nước có hàm lượng hoạt chất tương đối thấp so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Indonesia.” 

Với hơn 50 năm kinh nghiệm, người đại diện của Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, nhận định Việt Nam đang không tận dụng được nguồn dược liệu quý tại chính đất nước mình.

Đơn cử như hoạt chất taxon từ cây thông đỏ được Pháp và Mỹ đã chiết xuất để sản xuất thuốc ung thư và đưa ra thị trường từ năm 1994, đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Trong khi đó, cây thông đỏ tại Lâm Đồng (Đà Lạt) là loại cây đặc biệt quý hiếm với hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao bậc nhất thế giới hiện vẫn chưa thể đưa vào sản xuất.

Sản xuất công nghiệp phải đóng vai trò then chốt

Để thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian tới chính phủ, các ban ngành và địa phương sẽ tập trung đầu tư phát triển cây dược liệu gắn với nguồn hỗ trợ từ chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung đầu tư công nghệ cho các doanh nghiệp có nguồn liên kết với nông dân trồng dược liệu từ các thế mạnh của từng tỉnh. 

Các sản phẩm sản xuất từ dược liệu của Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex

Về vấn đề này, đại diện phía doanh nghiệp đang áp dụng dây chuyền sản xuất dược liệu đạt chuẩn quốc tế GMP - WHO, ông Phùng Minh Dũng đã đề xuất chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tiêu thụ dược liệu trong nước, như miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho những sản phẩm sản xuất 100% từ dược liệu trong nước.

V.T.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên