15/04/2017 16:44 GMT+7

​Nhân viên trẻ mong muốn gì ở sếp già?

MINH HUỲNH
MINH HUỲNH

TTO - Tài năng nhưng “khó chiều”, thế hệ Y (sinh năm 1985 - 2000 - nguồn nhân sự chủ lực hiện nay) đang gây ra bài toán đau đầu cho nhiều doanh nghiệp trong việc thấu hiểu và giữ chân nhân viên.

Một buổi thảo luận công sở của các nhân viên trẻ. Ảnh: Bảo Thy
Một buổi thảo luận công sở của các nhân viên trẻ - Ảnh: Bảo Thy

Khoảng cách thế hệ là nguyên nhân “chảy máu chất xám”?

Trong doanh nghiệp, việc có nhiều thế hệ cùng làm việc với nhau không phải là mới mẻ. Tuy nhiên, đôi khi nguồn nhân sự chủ lực là hai thế hệ khác biệt X (1970 - 1984) và Y (1985 - 2000) lại chính là yếu tố có khả năng gây ra nhiều vấn đề nan giải cho doanh nghiệp.

Trong khi thế hệ X là những “chiến binh” tôn trọng kỷ luật và đòi hỏi độ chính xác cao, thế hệ Y lại đại diện cho sự cải tiến của thế giới, với tính cách linh hoạt, yêu thích sự đa dạng và tự do, nghĩ đến phát triển cá nhân nhiều hơn.

Trong bối cảnh chứng kiến sự gia tăng tỉ lệ nhân sự thế hệ Y, nhiều doanh nghiệp đã khá chật vật để thấu hiểu và tìm câu trả lời trong việc làm thế nào để "chiều chuộng" đối tượng lắm đặc thù này. Thực tế, nếu không có giải pháp “thỏa mãn” nhu cầu của họ, việc “chảy máu chất xám” - nhân sự ra đi tìm môi trường mới là điều khó tránh khỏi.

Nói về lý do “vội vã” rời bỏ vị trí hấp dẫn tại một công ty đa quốc gia danh tiếng chỉ sau sáu tháng, bạn Xuân Tiến (28 tuổi, TP.HCM) cho biết: “Mình ngán ngẩm tâm lý phải vừa làm vừa len lén thăm dò suy nghĩ của cấp trên. Làm việc với những sếp không quá chênh lệch tuổi tác sẽ dễ dàng hơn”.

Bạn Tuyết Lan (26 tuổi, TP.HCM) thì cho rằng: “Đồng ý đi làm phải tập trung cho công việc, nhưng một môi trường không có các hoạt động thúc đẩy tinh thần cho nhân viên thì khó gắn bó dài lâu”.

Theo Experience (hệ thống thông tin điện tử về nhân sự hàng đầu nước Mỹ), có nhiều nhân viên gen Y chỉ làm việc tại công ty từ 1-6 tháng, hoặc một năm nhảy việc 3 - 4 lần.

Rõ ràng dù xuất phát từ nguyên do nào, sự “chảy máu chất xám” đang chỉ ra rằng thế hệ này không dễ thỏa mãn và thực sự tìm kiếm nhiều hơn một điểm dừng chân lý tưởng.

Một công bố mới đây của bà Thanh Nguyễn - giám đốc điều hành Mạng cộng đồng các nhà quản lý và nhân lực cao cấp Anphabe - tại sự kiện trao giải “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2016”, nhóm ngành bảo hiểm là một trong các nhóm ngành có tỉ lệ khoảng cách giữa hai thế hệ X và Y lớn nhất.

Nơi làm việc lý tưởng cho nhân sự trẻ

Theo đại diện của Prudential (đơn vị vừa nhận giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất VN trong lĩnh vực bảo hiểm), độ tuổi trung bình của nhân viên Prudential là 35 tuổi có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Thông tin này gây bất ngờ cho nhiều người vốn có lối nghĩ mặc định rằng môi trường bảo hiểm chỉ dành cho nhân sự nhiều “kinh nghiệm” hay “những lão làng già cỗi" và truyền thống.

Hầu hết người trẻ thích làm việc với nhau vì tin rằng ở cùng độ tuổi sẽ có sự tương đồng về tư duy, quan điểm…, sẽ dễ thích nghi và tiếng nói cũng dễ được lắng nghe, thấu hiểu .

“Tại Prudential, nhân viên gen X và gen Y vẫn làm việc trên tinh thần phối hợp ăn ý trên nền tảng văn hóa chú trọng hiệu suất, đúng với giá trị cốt lõi “hợp tác”, khuyến khích sự cởi mở, tin cậy và phối hợp giữa tất cả mọi người”, vị đại diện này cho biết thêm.

Trong mối quan hệ với cấp trên, các nhóm lao động lớn tuổi cho rằng sếp – lính là mối quan hệ một chiều, giữa bên “ra lệnh” và bên thực hiện. Nhóm nhân viên gen Y mong muốn “sếp” là một “anh cả”, cộng sự dày dạn kinh nghiệm. Thực tế chứng minh tại một số công ty, sếp và nhân viên là cộng sự đúng nghĩa với những cam kết, sẻ chia.

Cụ thể qua cổng mạng xã hội nội bộ - YAM, các ý kiến chia sẻ từ nhân viên cấp bậc thấp nhất với ban lãnh đạo luôn được lắng nghe. Khả năng sáng tạo của nhân viên cũng được đề cao thông qua những cuộc thi ý tưởng hay khuyến khích sáng tạo trong nội bộ.

Các đóng góp hiệu quả được thực thi ngay dù là ý kiến nhỏ nhất của nhân viên (như lắp máy chạy bộ, máy pha cà phê hay tăng cường giờ sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh).

“Thế hệ Y là đối tượng thường có nhiều băn khoăn về định hướng nghề nghiệp, vì vậy Prudential đã tạo ra mô hình “cạnh tranh” lành mạnh trên cơ sở văn hóa đề cao tính hiệu quả thông qua hệ thống đánh giá định kỳ nửa năm.

Nhân viên cũng được hỗ trợ phát triển sự nghiệp dựa trên lộ trình được hoạch định rõ cho từng cá nhân với những mục tiêu ngắn và dài hạn”, đại diện Prudential nói.

Không chỉ thế hệ Y mà cả thế hệ X cũng quan tâm đến việc làm sao để cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Hầu hết các nhân sự trẻ đều cho rằng rất khó để “định nghĩa” một môi trường hoàn hảo, đáp ứng mọi nhu cầu và đặc thù của thế hệ Y đa màu sắc. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định nhiều công ty đã thể hiện được nỗ lực và thành ý lớn lao trong việc trọng dụng nhân viên, tạo dựng môi trường làm việc tốt nhất có thể, giúp họ miệt mài cống hiến và thỏa sức sáng tạo.

Cuộc khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2017 dựa trên 45 yếu tố trong 6 nhóm tiêu chí chính: Tổng lương thưởng & phúc lợi; Chất lượng công việc & cuộc sống; Cơ hội phát triển; Sự lãnh đạo; Văn hóa & Giá trị doanh nghiệp; Uy tín công ty.

Lần thứ tư, Prudential tiếp tục được cộng đồng nhân sự bầu chọn là Nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ), dẫn đầu sáu nhóm tiêu chí.
MINH HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên