06/01/2017 14:00 GMT+7

​Hết trĩ hết lo, tự do vui Tết

T.T
T.T

Ai đã mắc trĩ mới hiểu bệnh này gây khổ sở thế nào: ăn không ngon, đứng ngồi không yên, chỉ loanh quanh với nỗi lo đi vệ sinh đến nỗi không còn tâm trí làm việc khác.

Người bị trĩ, vào ngày Tết lại càng khổ khi thức ăn ê hề nhưng chẳng dám ăn vì “nạp vào phải thải ra”, mà thải ra thì đau đớn...

Bệnh khó nói khiến vui Tết không trọn vẹn

Tết Nguyên Đán là dịp sum họp, nghỉ lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Bởi thế, ai ai cũng muốn có một cái Tết vui trọn vẹn bên gia đình và người thân. Tuy nhiên, với người bệnh trĩ, Tết đến lại mang nhiều âu lo.  

Việc bị tái bệnh trong dịp Tết khiến người bệnh khổ sở, ăn uống không ngon miệng và không còn hứng thú đi chơi, cái Tết không còn trọn vẹn. Thực tế, bệnh trĩ rất hay tái phát vào dịp Tết Nguyên đán do thời gian này, lịch sinh hoạt của người bệnh có thay đổi, chế độ ăn uống cũng khác ngày thường. Ngày Tết, thức ăn ê hề, toàn thứ khó tiêu như thịt, giò, bánh chưng... Ngày Tết, mọi người uống nhiều rượu bia mà hay quên uống nước lọc, ăn ít chất xơ và rau. Thói quen tập thể dục hàng ngày, vào dịp Tết cũng đành gác lại. Tất cả những điều đó khiến người bệnh dễ bị táo bón, và trĩ quay trở lại.  

Những người mắc bệnh trĩ, hệ tĩnh mạch đã bị giãn và yếu nên chỉ cần yếu tố thuận lợi gây táo bón khiến bệnh nhân phải rặn khi đi vệ sinh là đã làm cho trĩ tái phát. Trĩ tái phát vào đúng ngày Tết khiến nhiều người lúng túng không biết làm thế nào?

Để trĩ không tái phát trong dịp Tết

Muốn ngừa trĩ tái phát, người bệnh cần có ý thức trong việc điều trị. Cần điều trị ngay từ những giai đoạn khi bệnh còn nhẹ như giai đoạn 1 và giai đoạn 2, bởi đây là giai đoạn dễ điều trị nhất, búi trĩ chưa sa xuống, tĩnh mạch hậu môn - trực tràng chưa giãn nhiều. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, 4 với triệu chứng rầm rộ như chảy máu tươi, búi trĩ sa xuống nhiều thì sẽ rất đau đớn, khổ sở do các biến chứng. Lúc đó, bệnh nhân có nguy cơ phải phẫu thuật. 

Để phòng ngừa trĩ tái phát hiệu quả, cần kết hợp giữa việc dùng thuốc và ăn uống. Đặc biệt, thuốc Đông dược của Việt nam có tác dụng rất tốt trong điều trị và phòng ngừa trĩ tái phát. Các thuốc sử dụng bài thuốc bổ tỳ vị giúp trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh vì theo y học cổ truyền nguyên nhân cốt lõi gây bệnh trĩ là do tỳ vị hư yếu. 

Việc dùng thuốc cần nghiêm túc, theo đúng liệu trình, không nên nôn nóng ngừng thuốc kể cả khi thấy hết triệu chứng. Tốt nhất, người bệnh nên dự phòng thuốc đông dược điều trị trĩ trong nhà, đề phòng trĩ tái phát thì có để dùng luôn, khiến hết đau, cầm máu, giảm viêm.

Về ăn uống, dù là vào dịp Tết, cũng nên chú ý ăn nhiều rau, các loại hoa quả nhiều chất xơ như chuối, bưởi, đu đủ. Uống đủ 2 lít nước/ngày, không nên chỉ ăn các món nhiều đạm, đồ nếp khiến khó tiêu, các loại mứt, bánh kẹo tăng khả năng táo bón. Dù là ngày Tết cũng nên cố gắng ngủ đúng giờ, nên đi ngủ trước 23 giờ. Duy trì để nếp sinh hoạt ngày Tết không bị xáo trộn so với ngày thường  giúp phần nào ngừa trĩ tái phát trong dịp Tết 

Tottri là bài thuốc gia truyền của gia đình PGS. TS Mai Tất Tố trường Đại học Dược Hà Nội chuyển giao cho công ty Cổ phần Traphaco. Tottri kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính.

Tottri  có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Sau đó, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát

Tottri đã được nghiên cứu trên thực nghiệm tại trường Đại học Dược Hà nội và cho các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ. Sử dụng Tottri cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người trong dịp Tết

Để biết thêm thông tin chi tiết xin truy cập tại đây!

T.T
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: bệnh trĩ Traphaco Tottri