26/12/2016 11:00 GMT+7

​16% lượng nguyên liệu kháng sinh bị bán sai đối tượng

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Đây là câu chuyện “nóng” về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thủy sản.

Năm 2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã thanh tra 15 công ty nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh. Đây là những công ty nhập khẩu lớn với tổng lượng nguyên liệu kháng sinh phân phối, lưu thông chiếm 70% nguyên liệu kháng sinh được nhập khẩu.

Qua thanh tra, đã phát hiện 5 công ty có hành vi bán sai đối tượng. Trung bình có khoảng 16% lượng nguyên liệu kháng sinh được các công ty nhập khẩu bị bán sai đối tượng. Các đối tượng này mua về rồi sử dụng sai mục đích (bán lại hoặc đưa vào hỗn hợp thức ăn bổ sung cho vật nuôi, nhưng không ghi thành phần kháng sinh trên bao bì).

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết sai phạm nhiều nhất trong lĩnh vực này là việc bán không đúng đối tượng.

Theo quy định của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), việc nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh chỉ được nhập về để sản xuất thuốc thú y. Cùng với đó, các cơ sở phải có chứng nhận GMP mới được sản xuất thuốc thú y.

Ông Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn dành cho thủy sản. Qua kiểm tra, có nhiều sự việc đã xảy ra rồi nên khi khai báo các công ty chỉ ghi vào biên bản là đưa kháng sinh vào thức ăn cho thủy sản nhưng thực ra họ cũng bán kháng sinh cho các đại lý thuốc thú y và từ đó bán xuống các trang trại, ông Dũng nói.

Phòng Thanh tra chuyên ngành của Bộ NN&PTNT mới đây cũng nhận được thông tin từ một công ty thu mua nguyên liệu tôm tại Cà Mau cho biết khi công ty này kiểm tra tôm thì phát hiện có đến 10% - 15% tôm nguyên liện còn dư lượng kháng sinh.

Năm 2017, Thanh tra chuyên ngành của bộ sẽ tiếp tục đưa vấn đề này vào chương trình kiểm tra trọng điểm để hạn chế và tiến tới chấm dứt dùng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Theo ông Dũng, việc kiểm tra cần có sự phối hợp chặt chẽ với ngành y tế mới đạt hiệu quả cao.

Điển hình như trước đây tình trạng sử dụng Salbultamon trong chăn nuôi rất căng thẳng, nhưng khi có sự thống nhất của ngành y tế cấm nhập tạm thời và hiện nay tiến tới loại bỏ Salbultamom thì trên cả nước trong 4 tháng nay không còn xuất hiện mẫu dư lượng Salbutamon trong bất kỳ mẫu sản phẩm chăn nuôi nào nữa.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên