09/12/2016 14:49 GMT+7

​Nhiều nước chào mời các ngân hàng chuyển trụ sở khỏi Anh

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Trong nhiều năm, các công ty tài chính đặt trụ sở châu Âu ở thủ đô London của Anh đều có thể hoạt động trên toàn "lục địa già" chỉ với một tấm “hộ chiếu” công ty duy nhất.

Tuy nhiên, hiện các ngân hàng và công ty tài chính lo ngại rằng lợi thế này sẽ không còn khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

Trong bối cảnh này, các cơ quan quản lý tài chính ở Frankfurt (Đức), Luxembourg và Amsterdam (Hà Lan) đang tích cực chào đón các ngân hàng chuyển trụ sở khỏi London khi nước Anh rời EU. 

Hiện có ít nhất 8 trung tâm tài chính lớn đang cạnh tranh cho việc thu hút các ngân hàng quốc tế lớn chuyển trụ sở của họ khỏi London, ngoài 3 cái tên trên còn có Paris (Pháp), Dublin (Ireland), Madrid (Tây Ban Nha), Bratislava (Slovakia) và Valletta (Malta).

Trong khi đó, Tổng Thư ký Cơ quan quản lý tài chính của Pháp (AMF), ông Benoit de Juvigny cho hay một số ngân hàng quốc tế lớn đang lên kế hoạch chuyển hoạt động từ London sang Paris. Các ngân hàng này đang tiến hành các thủ tục cần thiết để thành lập chi nhánh ở thủ đô nước Pháp. 

Theo ông Benoit de Juvigny, nhiều công ty tài chính khác cũng đã đưa ra các yêu cầu chính thức về việc chuyển khỏi trung tâm tài chính giai đoạn hậu Brexit (chỉ việc Anh rời EU). Ông cho rằng các cuộc đàm phán tương tự cũng đang diễn ra ở các trung tâm tài chính khác ở châu Âu. 

Tuy nhiên, ông Juvigny cũng cảnh báo nguy cơ nảy sinh từ việc các cơ quan quản lý tài chính tại các trung tâm tài chính lớn ở châu Âu sẵn sàng nới lỏng một số quy định nhằm cạnh tranh thu hút các ngân hàng chuyển trụ sở tới nước họ. Theo ông, chiều hướng này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính. Ông Benoit de Juvigny cũng khuyến nghị các nước châu Âu cần phải tiếp tục bám sát các quy định hiện hành.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: ngân hàng hậu Brexit