27/11/2015 08:00 GMT+7

​Phẫu thuật hàm hô, móm không cần niềng răng: đúng hay sai?

TDV
TDV

Hiện nay với quá nhiều thông tin về phẫu thuật hàm hô, móm cũng như niềng răng cho răng hô, móm, thật khó cho bệnh nhân có thể có được sự lựa chọn điều trị chính xác.

Hô hay móm là tình trạng răng hoặc xương hàm trên hay hàm dưới đưa ra trước quá mức gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai trong một số trường hợp. Như vậy, dựa vào nguyên nhân gây ra hô, móm do răng hay do xương, BS sẽ quyết định phương thức điều trị phù hợp.

nha-khoa-1-1448528541.jpg

Phương pháp chữa trị hô, móm

Trước hết để chẩn đoán đúng bệnh nhân bị hô do răng hay do xương, BS cần thăm khám lâm sàng cẩn thận và phải chụp phim đo sọ Cephalometric để phân tích xem tình trạng hô, móm của bệnh nhân là do hô răng, hô vùng xương ổ răng hay hô xương nền của xương hàm trên và hàm dưới.

Trong trường hợp hô do răng, phương pháp niềng răng hiện nay có thể giải quyết hầu hết các trường hợp với các mắc cài niềng răng truyền thống hay niềng răng thẩm mỹ mặt trong răng, niềng răng không mắc cài Invisalign, Clear Aligner.

Niềng răng không mắc cài Invisalign

Trong trường hợp hô vùng xương ổ răng (bệnh nhân Việt Nam hầu hết bị tình trạng này), trước đây BS cũng khuyên nên phẫu thuật chỉnh xương hàm kết hợp với niềng răng do gặp vấn đề về neo chặn của các răng hàm trong khi kéo các răng phía trước vào (biểu hiện là các răng hàm bị kéo ngược lại ra trước một phần).

Kỹ thuật cắt hàm có thể là Wassmund (áp dụng từ năm 1935), Köle (áp dụng từ năm 1959) cắt phần xương phía trước đẩy vào, phương pháp phẫu thuật này khá đơn giản và an toàn được sử dụng rộng rãi đến ngày hôm nay. Kỹ thuật này cần gây mê và thực hiện trong phòng mổ bệnh viện.

Phẫu thuật cắt hàm được gây mê và thực hiện trong bệnh viện

Tuy nhiên hiện nay đa số các trường hợp hô vùng xương ổ răng này có thể giải quyết bằng niềng răng kết hợp neo chặn Mini Vis do việc kéo các răng trước bằng Mini Vis thay vì bằng các răng hàm nên kết quả sau điều trị rất khả quan và các răng hàm không bị kéo ra trước, ổn định được khớp cắn và ít tái phát.

Hiện nay, những bệnh nhân bị hô vùng xương ổ răng sau khi được BS tư vấn thường chọn phương pháp niềng răng kết hợp Mini Vis hơn là niềng răng kết hợp phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm do kết quả sau cùng tương tự nhau, nhưng niềng răng với Mini Vis an toàn hơn.

Niềng răng mắc cài kết hợp neo chặn Mini Vis

Phương pháp phẫu thuật hàm hô, móm không cần niềng răng?

Trong trường hợp hô xương nền của xương hàm (thường gặp ở hàm dưới hay còn gọi là móm), theo TS.BS. Đỗ Thành Trí phương pháp phẫu thuật hàm là tối ưu.

nha-khoa-5-1448528678.jpg

Đối với hô xương nền xương hàm trên, tùy tình trạng có thể lựa chọn phẫu thuật cắt toàn bộ xương hàm trên Lefort I (chỉ cắt xương hàm trên), xương hàm trên có thể được đẩy ra trước trong trường hợp móm, hay ra sau trong trường hợp hô.

Đối với hô xương nền xương hàm dưới, phẫu thuật BSSO cắt và chẻ xương hàm dưới vùng góc hàm hai bên đẩy lùi ra sau điều trị móm hay vẩu hàm dưới, kỹ thuật này đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, BS nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật hàm mặt và thực hiện dưới gây mê tại bệnh viện.

Như vậy, do tính chất phức tạp của vấn đề, việc bệnh nhân tự chẩn đoán mình là hô răng hay hô hàm là không nên và có thể gây nguy hiểm cho chính mình, việc đến khám và tư vấn với một BS chuyên về hàm mặt, đặc biệt là BS chuyên về niềng răng là cần thiết trước khi quyết định điều trị.

Tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, BS chuyên khoa niềng răng sẽ thăm khám và lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân hô, móm và nếu cần thiết sẽ kết hợp với BS phẫu thuật hàm mặt tiến hành phẫu thuật hàm cho bệnh nhân. Ngoài ra, BS chuyên khoa niềng răng sẽ phân tích phim đo sọ Cephalometric để xem nguyên nhân hô, móm là do răng hay xương, cân nhắc các quyết định điều trị cho bệnh nhân và nếu cần phẫu thuật sẽ chuẩn bị các bước cần thiết trước phẫu thuật.

Công nghệ điều trị ảo 3D trên máy tính

Trước đây, thông thường BS sẽ niềng răng cho bệnh nhân một thời gian sẽ tiến hành phẫu thuật, rồi sau đó niềng thêm một thời gian để bệnh nhân đạt khớp cắn 2 hàm tốt nhất cho việc ăn nhai và tránh tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên hiện nay, với công nghệ điều trị ảo 3D trên máy tính 3D Or S, việc phẫu thuật hàm cho bệnh nhân có thể tiến hành trước để bệnh nhân có thể đạt ngay vẻ đẹp thẩm mỹ hết hô hay móm, dù vậy trước khi phẫu thuật hàm, BS niềng răng cũng phải lấy dấu 2 hàm bệnh nhân, chụp CT, Scan 3D mẫu hàm đưa vào phần mềm 3D Or S để thực hiện việc điều trị cắt hàm ảo trên máy tính và in kết quả bằng máy in 3D, làm máng phẫu thuật cho BS chuyên phẫu thuật hàm mặt có máng hướng dẫn phẫu thuật đảm bảo việc phẫu thuật chính xác và an toàn cho bệnh nhân. (Xem thêm bài báo The University Münster model surgery system for Orthognathic surgery của GS.BS. Ulrich Joos, chuyên gia hàng đầu của Đức về phẫu thuật hàm trên báo chuyên ngành Head and Face medicine http://www.head-face-med.com/content/8/1/14).

Sau khi phẫu thuật hàm, bệnh nhân muốn có kết quả điều trị hoàn hảo và ổn định lâu dài cũng cần niềng răng để làm đều các răng, ổn định khớp cắn và tránh các răng di chuyển, hay nghiêng vào các khoảng trống giữa các răng sau phẫu thuật. Do vậy, phẫu thuật hàm hô, móm không niềng răng hầu hết sẽ không cho kết quả hoàn hảo, cũng như ăn nhai không tốt và khớp cắn không ổn định.

Bạn đọc vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết:

Nha Khoa Đăng Lưu

Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: 08 3803 0578 – 08 6297 7148

Cơ sở 2: 536 - 540 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Điện thoại 2: 08 6682 0246 – 08 3924 5604

Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên