26/05/2015 00:10 GMT+7

​Phòng dịch bệnh mùa hè bằng cách tiêm vaccine đúng và đủ

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Để phòng chống dịch bệnh mùa hè hiệu quả, cách tốt nhất là tiêm phòng vaccine cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.

Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội cơ bản ổn định.

Các dịch bệnh mùa hè có số mắc và chết đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, không có dịch bùng phát và cũng không có ổ dịch phức tạp: viêm não Nhật Bản giảm nhiều so với năm 2014, bệnh sởi giảm 94% so với cùng kỳ, sốt xuất huyết cũng không tăng so với năm ngoái…

Ở các địa phương, số mắc rải rác và không thành ổ dịch lớn, hầu hết được phát hiện sớm và bao vây xử lý kịp thời nên dịch bệnh không bùng phát.

Các dịch bệnh nguy hiểm cũng không xảy ra trên địa bàn Hà Nội như cúm AH5N1, H7N9, dịch tả hay một số bệnh nguy hiểm khác…

Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát vẫn luôn tiềm ẩn. Đối với các bệnh mùa hè, quan ngại nhất là những bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết và theo chu kì cứ 4 đến 5 năm bùng phát một lần, rơi vào các tháng cao điểm là tháng 8, tháng 9 và tháng 10.

Năm nay theo chu kì, bệnh sốt xuất huyết rất dễ phát thành dịch và có nguy cơ cao. Đối với các dịch bệnh mùa hè khác như sởi, viêm não Nhật Bản, tay chân miệng… nếu không làm tốt công tác dự phòng cũng có nhiều khả năng bùng phát thành dịch.

hinh-11-1432636503.jpg

Mỗi một bệnh lại có cách phòng và điều trị khác nhau. Trong các dịch bệnh mùa hè thì bệnh sốt xuất huyết ở miền Bắc có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đối với những trường hợp nghi ngờ mắc sốt xuất huyết như đau người, đau cơ khớp, đau đầu và có thể nổi những chấm sốt xuất huyết ở ngoài da, chảy máu cam thì cần đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm để khẳng định và có hướng xử lý cho phù hợp.

Cách phòng bệnh tốt nhất là nên nằm màn để tránh muỗi đốt; vệ sinh nơi ở và môi trường sống, như: chủ động diệt muỗi, đậy các dụng cụ chứa nước, không tạo ra nước đọng để ngăn chặn muỗi đẻ trứng…

Đối với nhóm bệnh lây qua đường tiêu hóa, vào mùa hè thức ăn và đồ uống thường có chứa mầm bệnh gây ra tiêu chảy cấp. Vì vậy, người dân cần phải ăn chín, uống sôi và luôn thực hiện tốt vệ sinh thân thể; vệ sinh bàn tay trước khi chế biến thức ăn… để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tay chân miệng cũng là bệnh do virus gây ra, thường xảy ra với các em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa do tiếp xúc với các vật dụng đồ chơi, hay sống nơi tập trung, nhà trẻ bị nhiễm bệnh; tiếp xúc trực tiếp cũng có thể mắc bệnh…

Cách phòng tránh tốt nhất là thường xuyên vệ sinh cho trẻ, khi phát hiện bệnh cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm.

Mùa hè còn có bệnh viêm não do virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, có thể lây qua trung gian như muỗi, động vật (trâu, bò) sang người. Trẻ em và thanh thiếu niên dễ mắc bệnh, còn người lớn thường ít gặp hơn.

Bệnh có biểu hiện thường đau đầu, nôn, sốt thậm chí hôn mê. Với dấu hiệu như vậy, bệnh nhân cần đến các chuyên khoa chuyên sâu để có biện pháp điều trị kịp thời.

Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh như: chủ động đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch; tập trung vào việc rửa tay bằng xà phòng để phòng chống tay chân miệng; phát hiện sớm các dấu hiệu bị bệnh để điều trị, cách ly; hạn chế tử vong và lây lan.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên