26/05/2015 00:10 GMT+7

​Nghiên cứu khoa học trong thủy sản vẫn chưa toàn diện

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có tốc độ phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cải thiện cuộc sống của ngư dân.

Năm 2014, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD và thuộc nhóm các nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, hoạt động khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế với trình độ nghiên cứu khoa học phục vụ thủy sản còn thấp, các sản phẩm nghiên cứu chưa thật sự có đột phá, chưa đem lại hiệu quả.

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ và chưa ổn định được công nghệ tạo giống đáp ứng yêu cầu sạch bệnh, kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu mặn, chịu lạnh…).

Công nghệ sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Vấn đề dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra; tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá còn cao và một số sản phẩm chế biến còn ở dạng bán thành phẩm. Công tác nghiên cứu và quan trắc môi trường đang còn rất hạn chế.

hinh-13-1432636774.jpg

Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ chưa thật sự hiệu quả. Số lượng dự án khuyến nông nhiều nhưng thực hiện phân tán và trong quá trình thực hiện vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp ở các vùng có nhiều dự án cùng thực hiện.

Việt Nam xác định 4 loại thủy sản chính như: con tôm, cá tra, rô phi và nhuyễn thể, nhưng ngay cả với những đối tượng chủ lực này chúng ta cũng vẫn chưa làm chủ được công nghệ.

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng trong ngành đánh bắt chúng ta chưa áp dụng được, chưa có những nghiên cứu mang tính toàn diện trong ngành.

Vì vậy, việc quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải điều chỉnh từ cách tiếp cận, quan điểm, tổ chức sản xuất, quản lý, hệ thống hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và quan trọng là phải có khoa học công nghệ.

Chủ động nghiên cứu để có một hệ thống lâu dài, cơ chế vận hành hiệu quả; cùng với đó, việc chuyển giao phải được điều chỉnh mạnh mẽ.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên