20/10/2014 00:10 GMT+7

​Tìm đầu ra cho dược phẩm Việt

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Cần biết - Tình trạng nhiều sản phẩm sản xuất trong nước không tìm được chỗ đứng tại các bệnh viện, nhà thuốc đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp dược.

Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 25 nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc) trên tổng số 127 nhà máy của cả nước (chiếm tỷ lệ 20%) và 1.033 công ty phân phối dược.

Đầu tư của các công ty dược, kể cả của các doanh nghiệp trong nước rất quy mô và lớn với nguồn kinh phí từ vài triệu đến hàng chục triệu USD. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng rất đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao.

Dược phẩm sản xuất trong nước đang chiếm 40% về số lượng, tuy nhiên khả năng chiếm lĩnh thị trường Việt còn gặp nhiều trở ngại.

Đại diện một công ty dược cho biết, mặc dù có thâm niên gần chục năm trong việc sản xuất nguyên liệu kháng sinh họ Ami, Amoc, công ty vẫn gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển thị trường trong nước. Chính vì vậy, công ty đành phải hướng đến các thị trường lân cận như Campuchia, Lào, Myanmar… để duy trì sản xuất. Trong khi đó, có nhiều sản phẩm có tính năng, công dụng như của công ty đang được các nhà thuốc, bệnh viện nhập từ các nhà nhập khẩu với giá thành cao hơn.

A4jEcEh4.jpg

Nguyên nhân khiến dược phẩm trong nước kém hấp dẫn là do sự lấn át của dược phẩm ngoại. Hiện nay, thuốc ngoại đang “dồn dập” tấn công thị trường dược trong nước về chủng loại và số lượng. Bên cạnh đó còn là tâm lý “sính” thuốc ngoại không chỉ của người dân mà của nhiều bác sĩ, nhiều bệnh viện.

Để dược phẩm Việt mở rộng được thị phần trong nước, trước tiên các doanh nghiệp dược Việt phải không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng thuốc, nhất là sản xuất và sáng chế ra những loại thuốc biệt dược hiện còn rất thiếu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau sản xuất ra những sản phẩm có trị giá cao, chất lượng tốt và ít gây tai biến.

Đồng thời, để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng và được sử dụng trong bệnh viện, các doanh nghiệp cần thực hiện công tác quảng bá, quảng cáo sản phẩm. Trong khi các doanh nghiệp ngoại có ngân sách cho quảng bá sản phẩm lên đến 30% chi phí, thì nhiều doanh nghiệp nội gần như không biết đến quảng bá, quảng cáo; nếu có cũng rất đơn giản và kém hiệu quả. Do vậy, nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng tốt, giá thành thấp hơn hàng ngoại rất nhiều nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ và tạo cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp nội, Bộ Y tế cần có các quy định để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các mặt hàng thuốc nhập khẩu.

TP.HCM đã có quyết định tập trung đấu thầu thuốc tại một mối duy nhất là Sở Y tế. Do nắm bắt chính xác thông tin, thông số về sản phẩm và các công ty dược trong nước, nhiều sản phẩm dược của Việt Nam đã trúng thầu với số lượng lớn. Đơn cử chỉ tính riêng mặt hàng thuốc Generic, tổng cộng giá trị đấu thầu lên đến 3.800 tỷ đồng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã chiếm thị phần tới 2.600 tỷ, phần còn lại chia nhỏ cho thuốc nguồn gốc Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc… 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên