01/08/2012 00:01 GMT+7

Ứng dụng CNTT trong Y tế - Đẩy nhanh tiến độ nhờ phần mềm nội

Nguồn FPT
Nguồn FPT

Tin dịch vụ - Hàng ngoại lấn át hàng nội là chuyện “thường ngày” diễn ra ở nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đối với ngành y tế nước ta, xu hướng ứng dụng phần mềm quản lý nội cho các bệnh viện đang ngày càng phổ biến do chức năng không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế mà còn phù hợp điều kiện thực tế tại Việt Nam.

QtKtAYmz.jpgPhóng to
Tháng 07/2012, bệnh viện Quốc tế Thành Đô đã tin tưởng lựa chọn phần mềm bệnh viện của Việt Nam – FPT.eHospital để ứng dụng.

Từ chuyện bệnh viện “nội” dùng phần mềm “nội”…

Hội nghị Quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngành y tế lần thứ VI, diễn ra tại Hà Nội vừa qua đã chỉ ra nhiều bất cập trong việc đưa CNTT trở thành nền tảng phát triển của ngành.

Đơn cử như tại các trạm y tế xã phường, mỗi ngày, cán bộ phải nhập dữ liệu thủ công cho 25 sổ báo cáo, chiếm 75% thời gian làm việc chính. Làm phép tính đơn giản, một ngày làm việc 8 giờ, các bác sĩ phải bỏ ra đến 6 giờ để làm các công việc thuần túy về hành chính nhân sự. Thời gian còn lại cho công tác chuyên môn chỉ có 2 giờ.

Điều này đặt ra bài toán cấp thiết cho các tuyến y tế nước ta là phải mau chóng đưa CNTT vào ứng dụng. Tuy nhiên, thực tế việc lựa chọn một phần mềm quản lý mang tính đồng bộ cao để sử dụng không phải công việc dễ dàng.

Như tại Bệnh viện Bạch Mai (thuộc tuyến Trung ương), đối với hình thức khám bệnh từ xa (Telemedicine), bệnh viện sử dụng tới gần 20 phần mềm do các công ty khác nhau xây dựng. Điều này khiến việc quản lý trở nên chồng chéo, dữ liệu thiếu tính liên kết, gây lãng phí lớn, đồng thời bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đến khám bệnh.

Để giải quyết tình trạng trên, trong những năm qua, một số bệnh viện ở nước ta đã mạnh dạn ứng dụng phần mềm nội trong việc khám - chữa bệnh. Bởi ngoài chi phí đầu tư phù hợp, phần mềm nội còn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt “am hiểu” tình hình thực tế trong hệ thống bệnh viện Việt Nam.

Bệnh viện Ung Bướu TPHCM đã ứng dụng phần mềm FPT.eHospital của Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) từ năm 2009 và đã bước đầu đạt được hiệu quả thiết thực. Theo đại diện bệnh viện, công tác quản lý và công tác chuyên môn của bác sĩ được hỗ trợ tốt hơn nhờ có phần mềm.

Ví dụ, tại một thời điểm bất kỳ, lãnh đạo bệnh viện có thể biết được có bao nhiêu bệnh nhân đang chờ khám, một ngày bao nhiêu bệnh nhân tới khám, vật tư tiêu hao được thông báo kịp thời nên được bổ sung ngay khi sắp hết. “Do đó, bác sĩ biết được quầy thuốc bệnh viện có loại thuốc gì để kê đơn phù hợp, tránh trường hợp bác sĩ kê đơn, bệnh nhân đến lấy thuốc thì hết thuốc phải đi lại nhiều lần, tốn thời gian và công sức” - đại diện Bệnh viện Ung Bướu TPHCM cho biết.

Tỉnh Long An vừa qua cũng đầu tư ứng dụng phần mềm quản lý cho toàn bộ bệnh viện và trung tâm y tế trong tỉnh để hướng tới liên thông giữa các bệnh viện, xây dựng cơ sở dữ liệu y tế chung cho toàn tỉnh. Điều này không chỉ giúp việc quản lý của ngành y tế tỉnh Long An trở nên dễ dàng và đồng bộ mà còn hướng tới xây dựng nền “Y tế điện tử”. Người dân khi đó có thể dễ dàng đi khám ở bất cứ bệnh viện nào cũng đều có “bệnh án điện tử”, thuận tiện cho việc tra cứu bệnh sử, khám - chữa bệnh hiệu quả, chính xác hơn.

Sau 5 tháng ứng dụng thành công phần mềm quản lý bệnh viện FPT.eHospital, kết quả thu được khá khả quan, như thời gian khám - chữa bệnh cho bệnh nhân đã giảm xuống 4 lần. Trong đó, thời gian tiếp nhận bệnh nhân giảm từ 4 phút/người xuống còn 1 phút/người, thời gian làm thủ tục viện phí cho bệnh nhân ra viện nhanh hơn 1,5 lần, thời gian phát thuốc nhanh hơn 2,5 lần. Mặt khác, các y - bác sĩ chỉ còn mất vài phút để hoàn thành công việc báo cáo, thay vì mất thời gian cả ngày như trước.

Bệnh nhân Trần Thị Hồng Vân ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cho biết: “Bình thường khi đến khám bệnh tại đây, tôi phải mất cả ngày để chờ được vào khám. Bây giờ nhờ các bác sĩ làm việc qua máy tính nên nhanh hơn nhiều. Tôi chỉ mất khoảng 1 – 2 giờ là hoàn tất việc khám bệnh”.

…đến bệnh viện “ngoại” dùng phần mềm “nội”

Tháng 5-2012, cũng chính phần mềm FPT.eHospital, một phần mềm nội địa đã vượt qua hàng loạt phần mềm bệnh viện của Ấn Độ, Singapore… trong cuộc đấu thầu quốc tế để được lựa chọn triển khai tại Bệnh viện Quốc tế 5 sao Thành Đô với trị giá đấu thầu là 19,4 tỷ đồng.

Kết quả này được quyết định với sự tư vấn, đánh giá của Tập đoàn Parkway Health, tập đoàn y tế hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại châu Á và hiện là nhà điều hành, quản lý trực tiếp Bệnh viện Quốc tế Thành Đô. Parkway Health hiện đang là nhà điều hành, quản lý của hệ thống 16 bệnh viện tại các nước: Singapore, Malaysia, Brunei, Ấn Độ, Trung Quốc.

Lý giải về việc chọn FPT.eHospital thay vì ứng dụng lại chương trình tại các bệnh viện mà Parkway Health đang quản lý, Tổng Giám đốc Bệnh viện Thành Đô, ông Tan Seang Teak, cho biết đặc điểm nổi bật của sản phẩm được bệnh viện đánh giá cao là sự am hiểu về nghiệp vụ y tế, đạt chuẩn quốc tế Health Level 7 và hệ thống linh hoạt có thể thay đổi dễ dàng theo sự thay đổi của chính sách Việt Nam.

Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của phần mềm quản lý y tế nội trong cuộc cạnh tranh với các phần mềm ngoại nhập tại chính “sân nhà”. Đồng thời, qua đó giúp thúc đẩy ngành phần mềm non trẻ của Việt Nam phát triển, đặc biệt khi phải đặt cạnh nhiều quốc gia có nền CNTT mạnh trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc…

Hội nghị ICT Summit 2012 vừa qua đã tái khẳng định vai trò của CNTT là hạ tầng của hạ tầng cho nhiều ngành, trong đó có y tế. Việc phần mềm nội đang giành nhiều ưu thế trong việc ứng dụng ở các bệnh viện trên cả nước là động lực lớn giúp ngành y tế thúc đẩy CNTT phát triển, từ đó đáp ứng rộng rãi nhu cầu khám - chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

FPT.eHosptial là hệ thống quản lý bệnh viện thiết kế theo mô hình tổng thể và toàn diện, giúp các bệnh viện nâng cao hiệu quả quản lý ở tất cả các khâu, bao gồm các nhóm chính: Quản lý điều trị, quản lý điều hành, kết nối các máy xét nghiệm và cổng thông tin điện tử.

Công ty FPT IS phát triển và đưa vào ứng dụng từ năm 2000. Sau 12 năm triển khai, FPT.eHospital đang được ứng dụng thành công tại hơn 50 bệnh viện trên cả nước với nhiều quy mô khác nhau như Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Quốc tế Vinmec…

Sản phẩm có sự tương thích cao với các công nghệ mới của ngành y tế nên có thể dễ dàng đồng bộ hệ thống quản lý với các thiết bị CNTT hiện đại khác.

Nguồn FPT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên