16/08/2017 06:01 GMT+7

Khổ sở giành suất học cho con, vì sao?

VÕ HƯƠNG - XUÂN MAI
VÕ HƯƠNG - XUÂN MAI

TTO  - Cứ “đến hẹn lại lên", hình ảnh phụ huynh phải chen nhau xếp hàng, chầu chực thâu đêm lại xuất hiện. Bao nhiêu năm nay vẫn vậy, tại sao? Phải làm gì để khắc phục?

Cảnh tượng chen chúc chờ đến lượt vào đăng ký nhập học cho con - Ảnh: A LỘC
Cảnh tượng chen chúc chờ đến lượt vào đăng ký nhập học cho con - Ảnh: A LỘC

Gần đây, tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản (ấp An Chu, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), hàng chục phụ huynh đã xếp hàng trước cổng trường hơn một ngày đêm để xin cho con vào học lớp 1 tại trường này.

Tương tự, tại Trường mầm non Hoa Sen (thành phố Vinh, Nghệ An), phụ huynh cũng phải xếp hàng chật cứng chờ đến lượt bốc thăm để giành một tấm vé cho con học tại trường này.

Cha mẹ nào cũng muốn con học trường tốt

Phụ huynh bốc thăm cho con vào Trường mầm non Hoa Sen - ẢNH: DOÃN HÒA
Phụ huynh bốc thăm cho con vào Trường mầm non Hoa Sen - ẢNH: DOÃN HÒA

“Để bắt đầu sự nghiệp học hành của con, phụ huynh rất quan tâm đến việc chọn trường. Trường ở đây phải đảm bảo các tiêu chí như chất lượng đào tạo tốt, điều kiện cơ sở vật chất tốt, học phí thấp, thuận tiện thời gian đưa đón… Đây là tâm lý chung của phụ huynh khi có con đang trong độ tuổi đi học, kể cả những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả” - GS.TS nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh nói.

Theo chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ, vì số lượng phụ huynh mong muốn cho con được học trường chuẩn quốc gia nhiều nhưng số lượng trường đạt chuẩn lại rất ít, nên tình trạng chen lấn, xô đẩy giữa các phụ huynh để có được một suất học cho con là điều đương nhiên. 

GS Nguyễn Võ Kỳ Anh cho hay nhiều phụ huynh còn mơ hồ về chất lượng đào tạo tại trường mà mình muốn cho con vào học. Tuy nhiên, đôi khi dưới tác động của tâm lý đám đông, thấy nhiều phụ huynh có con em như mình chen chúc, xô đẩy nhau để giành một suất học cho con họ vào trường nào đó thì những phụ huynh khác cũng muốn tranh nhau để giành một suất học cho con em mình.

Trong thực tế, đối với các gia đình có điều kiện kinh tế thấp, nếu xin được cho con học trường công thì họ rất phấn khởi bởi vì kinh phí thấp. Vì vậy, phụ huynh phải kiên trì xếp hàng chờ đợi thì cũng là điều dễ hiểu.

“Đừng quá lo lắng nếu không giành được suất học cho con”

Đó là lời khuyên của GS Nguyễn Võ Kỳ Anh. Ông giải thích phụ huynh không nên quá lo lắng để tìm một ngôi trường chất lượng cho con khi con chỉ mới bước vào lớp mầm non hay tiểu học.

"Thành công của một đứa trẻ không phụ thuộc hoàn toàn vào việc được học trường chuẩn, đã có rất nhiều em đạt kết quả cao trong học tập từ những ngôi trường bình thường" - bà Huệ chia sẻ.

Vào giai đoạn này, phụ huynh không nên mất bình tĩnh, hoảng sợ khi con mình không giỏi trong việc tiếp thu bài vở, quan trọng là cần hình thành năng lực và phẩm chất dần dần cho trẻ rồi mới thành công những lớp học tiếp theo. 

Theo GS Kỳ Anh, trẻ không nhất thiết phải đạt thành tích cao trong giai đoạn này, giai đoạn mà trẻ đang hình thành trí thông minh. Ông cho biết thêm, trẻ có 8 loại hình trí thông minh và tùy theo con mình có loại trí thông minh nào mà các bậc phụ huynh cần hiểu biết để có thể định hướng phát triển khả năng của trẻ, giúp trẻ có năng lực vượt trội ở lĩnh vực đó.

Trẻ học giỏi - trường chỉ đóng góp một phần

Phụ huynh không nên đẩy hết trách nhiệm dạy con cho nhà trường. Để con có thành tích học tập tốt thì rất cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Phụ huynh nên nắm bắt những nội dung, kỹ năng con đang học ở trường, tạo điều kiện để con phát triển những bài học đã học thì khi đó kết quả học tập của con sẽ cao. 

Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ

Để đạt trường chuẩn quốc gia, tất cả các trường đều phải phấn đấu đạt những yêu cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục như: cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, chất lượng giáo dục, môi trường giáo dục, hoạt động giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh...

GS.TS nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh 

Trường học thiếu, sân gofl thừa

Nhiều bạn đọc cho rằng đơn giản vì phụ huynh nào cũng muốn con học trường gần nhà để thuận tiện thời gian đưa rước. 

Bạn đọc Mạnh Thìn bày tỏ: “Nhìn cảnh này mà tôi ứa nước mắt".

Bên cạnh đó có nhiều bạn đọc bày tỏ quan ngại trước “căn bệnh chưa có thuốc chữa” đó là trường học, bệnh viện thì thiếu trong khi các khu công nghiệp, chung cư, sân golf lại thừa.

Mời bạn đọc nghe các phát biểu trong bài:

 >> NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh

>> Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ 

VÕ HƯƠNG - XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên