16/08/2016 16:50 GMT+7

​Những thân phận ngụp lặn dưới đáy sông Ba

TIẾN THÀNH
TIẾN THÀNH

TTO - Từ hơn chục năm nay, nghề đãi sạn dưới sông Ba, cái nghề “bán mặt cho nước, bán lưng cho trời” là cần câu cơm của nhiều đôi vợ chồng ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

Công việc đãi sạn bắt đầu từ 6g sáng đến 12g trưa trong những ngày “trời yên, biển lặng”. Trong ảnh: những cặp vợ chồng ở xã Hòa An dầm mình dưới nước, đẩy ghe bắt đầu một ngày đãi sạn dưới đáy sông Ba
Công việc đãi sạn bắt đầu từ 6g sáng đến 12g trưa trong những ngày “trời yên, biển lặng”. Trong ảnh: những cặp vợ chồng ở xã Hòa An dầm mình dưới nước, đẩy ghe bắt đầu một ngày đãi sạn giữa sông Ba - Ảnh: TIẾN THÀNH

Giữa trưa nắng gắt, dưới dòng nước chảy cuồn cuộn, những cặp vợ chồng cặm cụi cào, đãi những viên sạn (một loại vật liệu xây dựng) rồi đổ vào ghe, đưa lên bờ, chờ thương lái tới mua ... 

Dưới dòng nước dữ, người đãi sạn phải nhún thân mình, dùng tay kéo mạnh chiếc cào sắt nặng trịch để vét sạn. Trong ảnh: bà Trần Mỹ Nguyệt dầm mình kéo sạn dưới đáy sông
Dưới dòng nước, người đãi sạn phải dìm thân xuống sâu, dùng tay kéo mạnh chiếc cào sắt nặng trịch để vét sạn. Trong ảnh: bà Trần Mỹ Nguyệt dầm mình kéo sạn dưới đáy sông - Ảnh: TIẾN THÀNH
Bến tập kết sạn nằm dọc sông Ba, đoạn qua xã Hòa An, huyện Phú Hòa.  Từ cầu Đà Rằng (TP.Tuy Hòa) có thể nhìn rõ những bến sạn này
Bến tập kết sạn nằm dọc sông Ba, đoạn qua xã Hòa An, huyện Phú Hòa. Từ cầu Đà Rằng (TP.Tuy Hòa) có thể nhìn rõ những bến sạn này - Ảnh: TIẾN THÀNH
Ông Trần Văn Lộc (47 tuổi) cho biết, trước đây rất nhiều gia đình ở xã Hòa An làm nghề nghề đãi sạn, nhưng vài năm nay chỉ còn vài gia đình theo nghề. Vợ chồng ông Lộc vẫn kiên trì theo nghề “bán mặt cho nước, bán lưng cho trời” để ráng nuôi con đang học Đại học
Ông Trần Văn Lộc (47 tuổi) cho biết, trước đây rất nhiều gia đình ở xã Hòa An làm nghề nghề đãi sạn, nhưng vài năm nay chỉ còn vài gia đình theo nghề. Vợ chồng ông Lộc vẫn kiên trì theo cái nghề vất vả “bán mặt cho nước, bán lưng cho trời” để ráng nuôi con đang học đại học - Ảnh: TIẾN THÀNH
Bà Trương Thị Đông chia sẻ: “Nghề cực lắm! Mỗi buổi, hai vợ chồng cùng cào và đội gần một khối sạn nhưng cũng chỉ được hơn 200.000 đồng, trừ thêm chi phí tiền dầu đi ghe thì tiền kiếm được chẳng đáng là bao”
Bà Trương Thị Đông chia sẻ: “Nghề cực lắm! Mỗi buổi, hai vợ chồng cùng cào và đội gần một khối sạn nhưng cũng chỉ được hơn 200.000 đồng, trừ thêm chi phí tiền dầu đi ghe thì tiền kiếm được chẳng đáng là bao”
Mỗi thúng sạn nặng chừng 10-15kg khiến người đội thường mắc bệnh đau đầu kinh niên
Mỗi thúng sạn nặng chừng 10 đến 15 kg khiến người đội thường mắc bệnh đau đầu kinh niên - Ảnh: TIẾN THÀNH
Ông Nguyễn Văn Ký phải dùng thêm lực khuỷu tay để đỡ rá sạn nặng
Ông Nguyễn Văn Ký phải dùng thêm lực khuỷu tay để đỡ rá sạn nặng - Ảnh: TIẾN THÀNH
Ông Đoàn Võ Thuần (50 tuổi) ở thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An cho biết đã gắn bó với nghề đãi và khuân vác sạn lên bờ hơn nửa đời người. “Tui theo nghề để trang trải cho cuộc sống” – ông Thuần chia sẻ
Ông Đoàn Võ Thuần (50 tuổi) ở thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An cho biết đã gắn bó với nghề cực nhọc này hơn nửa đời người mà không dứt được - Ảnh: TIẾN THÀNH
Sạn được chất thành đống để chờ người tới thu mua làm vật liệu xây dựng
Sạn được chất thành đống để chờ người tới thu mua làm vật liệu xây dựng - Ảnh: TIẾN THÀNH
Bàn tay chai sần sau nhiều năm đãi sạn
Bàn tay chai sần sau nhiều năm đãi sạn - Ảnh: TIẾN THÀNH
Vợ chồng ông Lộc chờ nhau về sau nhà một ngày đãi sạn dưới sông
Vợ chồng ông Trần Văn Lộc chờ nhau về sau nhà một ngày đãi sạn dưới sông - Ảnh: TIẾN THÀNH

 

TIẾN THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên