22/11/2014 09:37 GMT+7

Trường không "giết" sinh viên, sinh viên tự "giết" mình

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Phản hồi bài viết Mình cũng trong hoàn cảnh bị trường ĐH "giết" sinh viên và Trường đại học đang "giết" sinh viên, nhiều bạn đọc cho rằng chính các bạn sinh viên đang tự làm khó mình.

Tranh minh học: LAP

+ Các trường ĐH ngày nay được phân hóa khá nhiều về chất lượng. Nếu bạn không tỉnh táo, nghiêm túc tìm hiểu về chất lượng đào tạo của trường thì nhiều khả năng bạn sẽ lựa chọn một trường nào đó kém chất lượng.

Hoặc nếu năng lực của bạn không đủ để lọt vào trường có chất lượng tốt thì việc bạn lọt vào trường có chất lượng kém là hiển nhiên. Môi trường học tập của mỗi trường mỗi khác, có nơi tốt có nơi không.

Vì vậy, nếu như trường bạn giống những gì bạn mô tả thì rất nhiều khả năng đó là trường kém chất lượng, đặc biệt đối với ngành CNTT.

Những kiến thức bạn học ở "trường đời" cũng khá tiêu cực. Bạn nên nhìn nhận tích cực hơn, nếu bạn thật sự giỏi thì không cần quan hệ hay tiền tệ, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để xin một việc làm phù hợp.

Tôi không lý thuyết suông đâu vì tôi cũng dạy ở trường ĐH và hằng năm vẫn chứng kiến học trò mình xin việc làm bằng chính năng lực của họ. Vẫn có ở đâu đó những yêu cầu "đầu tiên" nhưng dù không nói ra thì ai cũng biết nó thường xuất hiện ở đâu.

Vì vậy, bạn hãy tích cực chọn cho mình một thái độ học tập đúng đắn chứ đừng chỉ đổ thừa hoàn cảnh.  

Bích Vân 

+ Nhà trường không coi trọng sinh viên thì mở trường làm gì? Việc không đóng học phí đúng hạn thì sinh viên không được học là chuyện đương nhiên.

Vì đóng học phí là trách nhiệm của mỗi sinh viên khi đi học. Bạn không đóng tiền thì tiền đâu trả cho thầy cô, những cô chú lao công ngày ngày dọn dẹp phòng học, hành lang, nhà vệ sinh cho bạn...

Trong bài viết Trường đại học đang "giết" sinh viên?, bạn Nguyễn Minh Hiếu cho rằng: "Sinh viên đi học không cần đọc sách...". Điều này là không đúng. Bởi chính những sinh viên lười biếng mới không chịu đọc sách chứ không thầy cô nào lại yêu cầu sinh viên như thế.

Chuyện rập khuôn hay không cũng là do chính sinh viên thôi, vì khi truyền đạt kiến thức các thầy cô đều truyền đạt giống nhau. Trông một môi trường chung, không ai lại chỉ truyền kiến thức khiến sinh viên của mình trở nên yếu thế.

Việc học ngày nay khác xưa rồi

Mười người đi học, bảy người chơi

Ba người vào lớp, hai người ngủ

Còn lại người kia cũng gật gù      

Hai Hùm 

Việc học tập và áp dụng sau này khi ra thực tế cũng là một chuyện đáng nói. Tôi vừa trải qua kỳ thực tập 3 tháng, điều mà tôi rút ra được là kiến thức học được từ trường chỉ là một phần nhỏ so với thực tiễn.

Vì trong trường học chúng tôi ít được tiếp cận thực tế, cũng ít được tiếp cận với máy móc, thiết bị liên quan ngành học. Điều này làm tôi bỡ ngỡ khi bước vào môi trường mới.

Về câu chuyện thất nghiệp, theo tôi, chúng ta nên cố gắng chứng tỏ năng lực của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc trong thời gian thực tập. Vì phần lớn trong thời gian này chúng ta sẽ được các cơ quan đào tạo lại.

Và những ai tiếp cận tốt, học hỏi nhanh sẽ được giữ lại làm việc. Như trường hợp ở khoa tôi học, sau 3 tháng thực tập ở các cơ quan báo chí, phải nói gần nửa lớp chúng tôi đã được giữ lại cộng tác.

Ngược lại, nếu bạn làm không tốt ở thời gian này sẽ rất khó để tìm công việc nơi cơ quan khác.

Câu chuyện thất nghiệp vẫn sẽ tiếp tục kéo dài là do các trường đại học hiện nay mọc lên quá nhiều và việc học đại học là rất dễ dàng. Mỗi công ty hằng năm cũng chỉ cần tuyển vài ba người, cùng lắm là chục người, trong khi có hàng chục ngàn sinh viên ra trường và tìm việc làm mỗi năm. 

Những sinh viên không tìm được việc làm đúng ngành thì nộp đơn sang ngành khác, dẫn đến tình trạng “ùn ứ”, thừa người, thiếu việc. 

Điều này đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt từ các bạn sinh viên với nhau và năng lực, bản lĩnh là yếu tố quyết định.

Trương Sol

+ Tôi là thầy giáo, và tôi cực ghét kiểu tư duy kiểu giảng viên phải nhai cơm rồi mớm cho các bạn, công việc của các bạn chỉ là nuốt. Đôi khi nuốt mà cũng không hề biết cơm có ngon không. Các bạn rất ít người tự mình gắp lấy thức ăn và tự nhai. Càng ít người biết tự chọn nguyên liệu mà thầy cô đã cung cấp, rồi tự chế biến món ăn cho chính mình... Ít lắm thay!

Lê Minh Hiền

+ Nếu bạn thật sự đam mê ngành mình học, chỉ cần bạn cố gắng theo đuổi, tích lũy cho mình nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thì một ngày nào đó bạn sẽ gặt hái được thành công. Mình biết việc học ở trường chỉ là một phần nhỏ căn bản thôi, quan trọng là chính mình có thật sự quyết tâm và học hỏi những thứ khác ngoài đời không. Hãy cố lên!

Mình biết xin việc thì phải có sự quen biết, con ông cháu cha này nọ... Nhưng không hẳn là tất cả. Mình có nhiều bạn bè gia đình khó khăn, không có sự quen biết nào cả, nhưng những người bạn đó với niềm đam mê nghề nghiệp cộng với sự kiên trì cố gắng vươn lên, không chỉ học ở trường mà học ở trường đời nữa dù họ chỉ học trường CĐ.

Quan trọng là họ biết mình cần phải làm gì, học gì và cần gì để có thể nâng cao tay nghề, chuyên môn...

Và bây giờ họ đều là những giám đốc công ty, chủ xưởng, tổ trưởng... Vì thế, hãy lắng nghe và đi theo con đường mà mình chọn, có vô số con đường đi tới thành công.

hung tuan

+ Chúng ta đang hướng đến một tư duy dạy sáng tạo, học sáng tạo. Nghĩa là ông thầy chỉ ở cái thế hướng dẫn, định hướng cho trò. Còn học cách gì để anh có thể theo được cái thầy cô định hướng, sáng tạo thêm cho những định hướng ấy đầy đặn hơn đó là tố chất, là sự tìm tòi thông minh và khôn ngoan của người học! Chỉ buồn số trò không nhiều lắm có cách học này. Thế nên học như chạy theo chương trình cho đủ trình. Đã nói học như chạy theo thì làm sao anh có thể khá giỏi được?

Nhưng công bằng mà nói, chất lượng thầy cô ĐH quả là có vấn đề. Nhiều thầy cô không có tố chất sư phạm, diễn đạt chả sáng chả rõ, nói chả nên cũng làm thầy! Tìm hiểu thì số thầy cô này do nể nang gửi gắm của quan chức bộ ngành chi đó, do là con cháu thầy cô giữ lại trường. Âu cũng là cái tế nhị và quá nhạy cảm! Nhưng cũng lộ ra một số thầy cô thương mại hóa nghề giáo nên nhiều trò cũng khổ lây.

Cái cần phải kể tới đang làm hỏng cả cách dạy và cách học ĐH hiện nay là mở quá nhiều ĐH, đầu vào quá dễ nên trách chi ai? Đã thế các trường ĐH giờ quá buông lỏng cho trò đi thực tế, nên trò ra trường cầm tấm bằng cử nhân cũng chỉ là mớ lý thuyết nhiều khi xa lạ với nhà tuyển dụng!

Rồi cả chuyện SV ra trường chí thú học nghề thì ít, nhưng học cái láu cá của nghề thì lại quá nhiều! Nhảy việc loạn lên cũng là vì thế!      

Đỗ Quang Đán

 

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    v\u00e0\u00a0Tr\u01b0\u1eddng \u0111\u1ea1i h\u1ecdc \u0111ang "gi\u1ebft" sinh vi\u00ean, nhi\u1ec1u b\u1ea1n \u0111\u1ecdc cho r\u1eb1ng ch\u00ednh c\u00e1c b\u1ea1n sinh vi\u00ean \u0111ang t\u1ef1 l\u00e0m kh\u00f3 m\u00ecnh." />