11/06/2011 07:21 GMT+7

Nhiều nhà tái định cư bỏ hoang

TRẦN THẢO NHI
TRẦN THẢO NHI

TT - Bạn đọc Đinh Quang Chinh (ngụ xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Kon Tum) phản ảnh hàng chục căn nhà tái định cư thuộc công trình thủy điện Yaly trên địa bàn xã xuống cấp nghiêm trọng, tường nứt, nền sụt lún... khiến dân không dám ở, phải bỏ hoang.

HDyHUTeu.jpgPhóng to

Nhà tái định cư bị nứt, lún nên dân không dám ở - Ảnh: T.T.NHI

Ngày 10-6, ông Nguyễn Minh Thuận - chủ tịch UBND xã Sa Bình - xác nhận thông tin trên và cho biết đây là những căn nhà được xây từ năm 1998 dành cho các hộ gia đình nằm trong diện ngập lòng hồ thủy điện Yaly. Theo ông Thuận, có 14 căn nhà tái định cư phải bỏ hoang do chất lượng công trình không đảm bảo. Trong đó nhà bỏ hoang lâu nhất từ 6-7 năm.

* Nước cống ngập hẻm. “Từ khi hai công trình cao ốc cạnh hẻm 153 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) khởi công xây dựng thì đường thoát nước của hẻm bị nghẹt khiến nước cống tràn lên ngập hẻm, bốc mùi hôi thối (ảnh)” - bạn đọc Lê Quốc Hòa báo tin ngày 9-6.

bzcDcrlh.jpgPhóng to

Theo ông Võ Văn Hải - cán bộ P.15, Q.Bình Thạnh, trước đây một trong hai công trình nói trên có bơm đất cát vào cống nhưng phường đã yêu cầu nạo vét khơi thông. Việc ngập nước hiện tại có do rác ứ đọng lâu ngày làm cống bị nghẹt. Phường đã đề nghị Công ty Dịch vụ công ích quận nạo vét tuyến cống trên vào ngày 12-6.

* Cầu thi công ì ạch. Ông Hồ Văn Nghiệm (ngụ xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) phản ảnh: “Cầu bắc qua sông Tang trên đường Trà Phong - Trà Xinh, huyện Tây Trà khởi công xây dựng gần hai năm nay vẫn chưa xong. Nhiều tháng nay công trình đã ngưng thi công, máy móc bỏ ngổn ngang trên công trường trong khi không có cầu người dân phải qua sông bằng bè (ảnh), thuyền không an toàn”.

USQrLXIW.jpgPhóng to
Ảnh: VÕ MINH

Theo bà con khu vực nói trên, không có cầu nên mỗi lần đi bè qua sông Tang, người dân phải tốn 10.000 đồng/lượt cho cả người và xe. Để tiết kiệm, nhiều người chọn cách lội qua sông trong dòng nước chảy xiết rất nguy hiểm.

Ông Trương Công Danh, giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Tây Trà, cho biết cầu xây chậm là do không có đường công vụ để vận chuyển thiết bị, máy móc vào công trường. Theo ông Danh, hiện nay đang xử lý vướng mắc nêu trên, đồng thời chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để làm xong cầu trong tháng 7.

* Cây che khuất biển chỉ đường. Nhiều bạn đọc phản ảnh biển chỉ dẫn tên đường tại ngã tư Hùng Vương - Lý Thường Kiệt, P.5, TP Tuy Hòa (Phú Yên) bị cây lớn che khuất (ảnh).

VvI8Krzp.jpgPhóng to

Ảnh: DUY THANH

Chiều 10-6, ông Nguyễn Trọng Thượng - trưởng Phòng quản lý đô thị TP Tuy Hòa - cho biết sẽ kiểm tra và sớm xử lý vụ này.

* Cột điện nghiêng trước nhà dân. Bạn đọc tên Ngọc báo tin cột điện trước nhà 47 Nguyễn Thị Huỳnh, P.8, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) nghiêng vào nhà này từ nhiều tháng nay khiến mọi người lo lắng cột điện ngã gây tai nạn.

Nhận được thông tin từ Tuổi Trẻ, Công ty Điện lực Gia Định hứa sẽ kiểm tra và xử lý sự cố trên.

* Sau khi Tuổi Trẻ ngày 3-6 đăng bài “Qua Nga làm thợ may “đen””, một bạn đọc phản ảnh khoảng mười người (quê ở ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) từ Nga gọi điện về nhờ người nhà đóng tiền để chuộc khỏi các xưởng may “đen” ở Nga. Theo các nạn nhân, mỗi người phải có 70-100 triệu đồng nộp cho chủ xưởng mới được về nước.

Sau bài báo nói trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản gửi Đại sứ quán VN tại Nga đề nghị hỗ trợ tìm hiểu, xác minh thông tin và nắm tình hình lao động VN tại Nga để sớm có biện pháp giải quyết vụ việc. Ngoài ra, cục đã tổ chức họp với các doanh nghiệp đưa lao động sang Nga làm việc để chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót cũng như đưa ra biện pháp giải quyết các vụ việc phát sinh.

* Nhiều nơi đèn đường, đèn tín hiệu giao thông bị tắt. Ngày 10-6, bạn đọc Nguyễn Thị Toan phản ảnh tại giao lộ Nguyễn Thị Định - tỉnh lộ 25B (ngay dưới chân cầu Phú Mỹ, Q. 2, TP.HCM) đèn tín hiệu giao thông không hoạt động từ hơn một tháng nay khiến người đi đường lo sợ tai nạn xảy ra.

Cùng ngày, bạn đọc tên Loan phản ảnh hầm chui Linh Trung (Q.Thủ Đức) không có đèn đường từ gần nửa năm nay khiến nhiều người đi qua đây vào buổi tối và rạng sáng lo sợ bị cướp.

Trước đó, một bạn đọc phản ảnh đường Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12 không có đèn đường khiến xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông và nạn cướp giật hoành hành. Bạn đọc Lâm Huy Cường báo tin đèn đường Tam Bình, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức bị tắt gần một năm nay.

Đại diện Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM cho biết hầu hết trường hợp đèn đường tắt là do dây điện bị trộm cắt. Công ty sẽ kiểm tra những tuyến đường Tuổi Trẻ phản ánh để khắc phục. Riêng đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư gần cầu Phú Mỹ và đèn đường dưới hầm chui Linh Trung công ty chưa tiếp quản.

* Cột điện nghiêng trước nhà dân. Bạn đọc tên Ngọc báo tin cột điện trước nhà 47 Nguyễn Thị Huỳnh, P.8, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) nghiêng vào nhà này từ nhiều tháng nay khiến mọi người lo lắng cột điện ngã gây tai nạn.

Nhận được thông tin từ Tuổi Trẻ, Công ty Điện lực Gia Định hứa sẽ kiểm tra và xử lý sự cố trên.

* Nước sạch chảy tràn trên đường. Sáng 10-6, bạn đọc tên Dung báo tin: “Ống nước trước nhà B10/2 Hoàng Phan Thái, ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh (TP.HCM) bị bể khiến nước sạch tràn lên đường rất lãng phí” (ảnh).

FK7VVstb.jpgPhóng to
Ảnh: Mậu Trường

Theo người dân tại đây, tình trạng này kéo dài hơn ba tuần nay và người dân đã báo cho đơn vị liên quan nhưng chưa thấy khắc phục.

Đại diện Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cho biết đơn vị đang có phương án thay mới đường ống nước sau khi đường Hoàng Phan Thái được nâng cấp xong. Trước mắt đơn vị sẽ cử người xuống khắc phục sự cố ngay trong ngày.

TRẦN THẢO NHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên