11/11/2007 06:08 GMT+7

Có cần con dấu?

NGUYỄN QUANG A (Viện Nghiên cứu phát triển IDS)
NGUYỄN QUANG A (Viện Nghiên cứu phát triển IDS)

TT - Doing Business 2008 là báo cáo so sánh môi trường kinh doanh của 178 nước và nền kinh tế của Ngân hàng Thế giới và IFC. Các báo cáo hằng năm như vậy được tiến hành từ 2004.

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Ngày 9-11-2007 Ngân hàng Nhà nước VN, Ngân hàng Thế giới và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo về báo cáo này. VN đứng thứ 91/178, cải thiện ba bậc so với năm ngoái.

Từ sự so sánh về môi trường kinh doanh của các nước, tôi đề nghị nên bỏ qui định về con dấu (điều 36 Luật doanh nghiệp). Ai đã kinh doanh với các hãng nước ngoài đều thấy họ không dùng con dấu. Nước ta là một trong bảy nước còn dùng con dấu, 171 nước khác không dùng!

Con dấu có ý nghĩa gì? Nghị định 58/2001 về quản lý và sử dụng con dấu cho rằng: "Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước". Đấy có phải là chức năng của con dấu? Nếu đúng thế liệu con dấu có thực hiện được chức năng ấy không?

Con dấu là một công cụ để in, ấn, đóng lên tài liệu để nhận thực, xác thực nó cùng với chữ ký. Như vậy chức năng của con dấu là xác thực. Và có thể dùng bất cứ dấu hiệu đặc trưng rất hiếm nào của một đối tượng để làm cái xác thực nó. Thí dụ, với cá nhân có thể là mã ADN, hình mẫu con ngươi, dấu vân tay, chữ ký (theo thứ tự kém dần của độ xác thực). Chức năng xác thực của con dấu là vô cùng kém (tuy đã được dùng từ thời thượng cổ). Chữ ký cũng có thể bị giả mạo, song giả mạo con dấu dễ hơn rất nhiều (nhất là với các phương tiện in, khắc ngày nay) và việc có quá nhiều con dấu giả (kể cả dấu có hình quốc huy) là một minh chứng cho điều đó.

Một dụng cụ dễ làm giả thì chức năng xác thực của nó bằng không. Nhưng người ta vẫn thích dùng con dấu, đó là vấn đề thuần túy tâm lý. Ngày nay có nhiều kỹ thuật xác thực hữu hiệu hơn con dấu rất nhiều. Có thể thấy chúng ta đã hiểu sai về chức năng của con dấu, và cái con dấu như đang thịnh hành không làm được chức năng xác thực. Chính vì thế việc bỏ dùng con dấu đối với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội là rất nên làm (đối với cơ quan nhà nước có thể dùng chỉ như biểu tượng của quyền uy, nhưng để "xác thực", để "khẳng định giá trị pháp lý” thì không).

Chính vì các lý do trên, tôi kiến nghị Quốc hội thông qua một luật (dưới 200 chữ) với nội dung: con dấu của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội không mang giá trị pháp lý (tức là tùy họ dùng hay không dùng, và nếu dùng mẫu mã do họ tự quyết định) và hủy bỏ tất cả các qui định bắt buộc liên quan đến con dấu trong tất cả các qui định pháp luật liên quan.

Đơn giản với vài trăm chữ như vậy, chúng ta có thể tiết kiệm cho đất nước hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm và vô số thời gian của các doanh nghiệp và tổ chức, cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh, để nước ta không còn trong số 4% nước còn thủ tục dùng con dấu rườm rà, tốn kém, mà không có ý nghĩa gì.

10 tiêu chí để so sánh và xếp hạng về sự thuận lợi kinh doanh của các nền kinh tế (số xếp hạng của Việt Nam)

Tiêu chí

2006

2007

Thành lập doanh nghiệp<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

90

97

Giấy phép

62

63

Tuyển dụng lao động

82

84

Đăng ký tài sản

35

38

Kiếm tín dụng

80

48

Bảo vệ nhà đầu tư

175

165

Nộp thuế

128

128

Thương mại quốc tế

50

63

Thực thi hợp đồng

41

40

Giải thể doanh nghiệp

119

121

NGUYỄN QUANG A (Viện Nghiên cứu phát triển IDS)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên