19/05/2016 10:33 GMT+7

Đi thi, chọn câu dễ làm trước

M.G
M.G

TTO - Với môn hóa, việc học kỹ bài chưa đủ để làm bài tốt mà đòi hỏi học sinh phải làm bài tập nhiều và thật cẩn thận để tránh những sai sót.

Thí sinh trao đổi sau khi hoàn thành một môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: TTO
Thí sinh trao đổi sau khi hoàn thành một môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 - Ảnh: TTO

Đối với môn hóa, Th.S Bùi Văn Thơm - Giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) chia sẻ: Đề thi môn hóa khá bao quát và thường rơi vào một số nội dung như: lý thuyết cơ bản: về nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, phản ứng oxi - khử, tốc độ phản ứng, sự điện ly.

Về phi kim gồm: Cacbon-silic, nitơ- photpho, oxi- lưu huỳnh, halogen. Về kim loại gồm: đại cương về kim loại, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt, crom. Về hữu cơ gồm: hydrocacbon, ancol, phenol, andehit, axit hữu cơ, este, lipit, amin, amino axit, cacbohydrat và polyme.

Việc học kỹ bài chưa đủ để làm bài tốt, mà nó còn đòi hỏi học sinh phải làm bài tập nhiều và thật cẩn thận để tránh những sai sót khi làm bài. Để làm bài tốt, trước hết các em chọn những câu dễ làm trước. Khi hết giờ, còn vài câu chưa làm xong thì các em có thể đánh hú họa bằng cách đếm chữ A,B,C,D đã chọn. Các em nên chọn chữ nào có số lần chọn ít nhất.

Khoảng 25 câu hỏi lý thuyết, chủ yếu lý thuyết có lý luận, học sinh cần nắm chắc và vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề này. Học sinh không được hấp tấp khi đọc đề, mà phải đọc thật kỹ đề để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.

Các bài toán chiếm khoảng 25 câu gồm có: dạng toán cơ bản, mức độ giải quyết khoảng 1 phút/1 câu (khoảng 20% số lượng bài toán), bài toán có suy luận (khoảng 50%) và dạng toán khó (khoảng 30%), muốn giải quyết phần toán khó này, học sinh phải làm bài tập thật nhiều để nhận dạng vì với thời lượng qui định, học sinh không thể mày mò được.

Để giải tốt các bài toán, các bạn phải biết cách giải theo phương trình phản ứng hóa học và giải theo các định luật (định luật thành phần không đổi, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn mol nguyên tố, bảo toàn mol elctron...).

Thường các bài toán từ đề bài học sinh phải giải để tìm kết quả. Tuy nhiên, có những bài không thể giải ra đến cùng, mà phải lấy kết quả (những phương án) để lập luận trường hợp nào phù hợp với vấn đề vừa tìm được.

Học sinh cần lưu ý thêm: các bài toán chỉ được giải trong khoảng thời gian không quá hai phút, nên cách giải mất nhiều thời gian sẽ không phù hợp, mà phải tìm cách giải ngắn hơn. Cũng có một số bài toán có thể dùng các công thức tính nhanh. Các em có thể dùng các công thức đó để tiết kiệm thời gian.

M.G
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Tin cùng chuyên mục